Bệnh thận đái tháo đường là tổn thương thận do biến chứng của bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) trong thời gian dài và việc không kiểm soát được huyết áp cao gây tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Khi bị tổn thương, thận không thể loại bỏ chất độc ra khỏi máu. Qua thời gian, thận mất chức năng, bệnh nhân phải chạy thận hoặc ghép thận. Khả năng mắc bệnh tăng theo độ tuổi và thời gian mắc bệnh tiểu đường. Biến chứng này có thể xảy ra ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp I và tuýp II. Triệu chứng chỉ xuất hiện khi một phần lớn chức năng của thận bị mất. Đây là lý do tại sao bệnh nhân tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra và kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ổn định huyết áp.
Các triệu chứng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sưng mắt cá chân và mệt mỏi. Ngoài ra, các triệu chứng bao gồm tiểu ít, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và ói mửa.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Siêu âm thận để đo kích thước và/hoặc lưu lượng máu đến thận.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và phân tích nước tiểu (UA).
Sinh thiết thận, xét nghiệm Protein nước tiểu 24 giờ.
Dựa trên sự tiến triển của bệnh.
Kiểm soát lượng đường trong máu.
Quản lý cao huyết áp bằng cách kết hợp chế độ ăn uống (ăn nhạt) với tập thể dục và uống thuốc.
Huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 nhưng tốt hơn là dưới 130/80 mm Hg để ngăn chặn tổn thương thận.
Bệnh thận giai đoạn cuối (ERSD) xảy ra khi hầu hết các chức năng thận đã bị mất.
Bệnh nhân thận giai đoạn cuối phải chạy thận hoặc ghép thận.