Tóm tắt bệnh Thận ứ mủ

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Mủ thận

Thận ứ mủ là tình trạng nhiễm khuẩn nặng toàn bộ thận khiến mủ tập trung ở bể thận, làm bể thận bị căng dãn, nhu mô thận bị viêm và bị phá huỷ (viêm mủ thận) và gây phản ứng viêm ở các mô xung quanh (viêm quanh thận). Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng, và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận.

Triệu chứng

Nguy cơ mủ thận bao gồm suy giảm miễn dịch do thuốc (Steroid), bệnh (tiểu đường, bệnh AIDS) và tắc nghẽn đường tiểu (sỏi, bướu, hội chứng khúc nối, thận vùng chậu, thận móng ngựa).

Chẩn đoán

Triệu chứng có thể bao gồm đau sườn, đau bụng, sốt, lạnh run, đau lưng.

Điều trị

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ được yêu cầu.

  • Việc chẩn đoán được thực hiện với siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) cung cấp hình ảnh của thận.

Tổng quan bệnh Thận ứ mủ

Tắc nghẽn đường tiểu khi hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận. Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi toàn trạng và trở nên nhiễm trùng. Vì thế nhận biết sớm tình trạng này và điều trị tình trạng nhiễm trùng cấp của thận, đặc biệt ở những bệnh nhân có tắc nghẽn, là một vấn đề quan trọng.

Giống như áp-xe, mủ thận thường khiến bệnh nhân có sốt, lạnh run, đau lưng, mặc dù vài bệnh nhân sẽ không có triệu chứng. Mủ thận có thể do vi trùng từ nhiều nguồn khác nhau, như từ đường tiểu dưới ngược dòng lên hay từ đường máu.

Nguy cơ mủ thận bao gồm suy giảm miễn dịch do thuốc (Steroid), bệnh (tiểu đường, bệnh AIDS) và tắc nghẽn đường tiểu (sỏi, bướu, hội chứng khúc nối, thận vùng chậu, thận móng ngựa).

Điều trị bệnh

1. Cắt bỏ thận

Khi thận bị phá hủy nhiều hoặc hoàn toàn: Phẫu thuật cắt bỏ thận sẽ là phương pháp tốt nhất và tránh bệnh bị tái phát. Tuy nhiên trước khi cắt thận cần cân nhắc:

  • Nếu đánh giá thận còn chức năng bằng 1/3 thận lành, nên cân nhắc điều trị bảo tồn, hoặc cắt một phần thận, trong trường hợp thận bên kia cũng bị tổn thương hoặc chức năng kém, như vậy tổng thể chức năng thận của cả hai bên còn được bảo vệ tốt hơn.

  • Nhiều khi phải tăng cường điều trị nội khoa, kể cả thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo hỗ trợ.

  • Trường hợp thận duy nhất hoặc dị dạng, bệnh lý lại càng cần cân nhắc, không được cắt thận vội vã.

  • Cuối cùng nên quan tâm cắt thận ứ mủ khó hơn cắt thận thông thường vì tổ chức quanh thận viêm dính, vỏ thận dày… dễ có tai biến khi phẫu thuật.

2. Điều trị bảo tồn

Khi thận đối diện có nguy cơ không bảo đảm chức năng bài tiết tốt, hoặc thận bệnh còn có phần nào hồi phục, nên cố gắng điều trị bảo tồn, giải quyết nguyên nhân gây tắc ứ đường niệu.

  • Điều trị tạm thời, chờ đợi

  • Chúng ta đã biết khi thận ứ mủ, các tổ chức quanh thận bị viêm nhiễm, vỏ thận xơ hóa dầy cộp, rất khó tiến hành cắt thận hay điều trị bảo tồn. Đặc biệt khi tình trạng bệnh nhân yếu, không cho phép tiến hành thủ thuật triệt để, ta chỉ nên tiến hành dẫn lưu tạm thời để tháo mủ.
    • Dẫn lưu tạm thời để chờ đợi nâng cao thể trạng bệnh nhân, ổn định tổ chức viêm nhiễm, trước khi giải quyết điều trị vĩnh viễn cho người bệnh.

    • Nhiều trường hợp sau khi dẫn lưu, thể trạng bệnh nhân phục hồi và chức năng thận cả hai bên thận lành và thận bệnh được cải thiện sẽ ảnh hưởng tới chỉ định các bước điều trị sau.

  • Điều trị nội khoa phối hợp

Để hỗ trợ cho việc điều trị ngoại khoa tốt, đặc biệt ở cơ thể người bị ứ mủ, thận thường suy yếu, một số chức năng của cơ thể bị suy giảm, do đó nên kết hợp:

  • Điều trị kháng sinh trước mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đồng thời điều trị trong và sau mổ với các loại kháng sinh phù hợp theo kháng sinh đồ để hỗ trợ kết quả điều trị ngoại khoa.
  • Hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ để tăng cường tình trạng sức khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ phục hồi chức năng của các cơ quan bị ảnh hưởng do nhiễm khuẩn.

Nhờ có tiến bộ về kháng sinh và hồi sức, bệnh ứ mủ có tiên lượng khác hơn trước, tuy nhiên tỷ lệ tử vong và biến chứng của bệnh vẫn còn cao.

Các câu hỏi liên quan bệnh Thận ứ mủ