Tóm tắt bệnh Thiếu máu cục bộ đường ruột

Thiếu máu cục bộ đường ruột là hiện tượng sụt giảm nguồn máu chảy vào ruột. Thiếu máu cục bộ đường ruột là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong, có thể ảnh hưởng đến ruột non, ruột già hoặc cả hai. Bệnh có thể gây đau và làm hạn chế chức năng của ruột. Trong trường hợp nghiêm trọng, mất lưu lượng máu đến ruột có thể dẫn đến mô ruột bị hoại tử.

Triệu chứng

Đau bụng dữ dội, tiêu chảy, sốt, nôn, huyết áp thấp, chướng bụng, phân lẫn máu.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể giúp phát hiện bạch cầu và đo nồng độ axit trong máu. Các xét nghiệm khác có thể hữu ích trong việc thiết lập chẩn đoán bao gồm chụp cắt lớp vi tính bụng hoặc chụp động mạch vành.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang, xét nghiệm Lipase.

  • Xét nghiệm bổ sung: Khí máu động mạch, xét nghiệm Lactate, chụp động mạch vành.

Điều trị

Bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật loại bỏ các phần hư hỏng của ruột nhưng nếu thiếu máu cục bộ đường ruột được điều trị trước khi xảy ra nhồi máu, phẫu thuật có thể tránh được. Nguyên nhân của thiếu máu cục bộ cũng phải được điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa tái phát.

Tổng quan bệnh Thiếu máu cục bộ đường ruột

1. Định nghĩa:

  • Thiếu máu cục bộ đường ruột có thể ảnh hưởng đến ruột non, ruột già hoặc cả hai. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

  • Thiếu máu cục bộ đường ruột có thể gây đau và làm hạn chế chức năng của ruột. Trong trường hợp nghiêm trọng, mất lưu lượng máu đến ruột có thể dẫn đến mô ruột bị hoại tử.

2. Thiếu máu đường ruột cục bộ có thể chia thành:

  • Thiếu máu đại tràng cục bộ: Là loại phổ biến nhất, xảy ra khi dòng máu đến đại tràng chậm lại. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường ở người trên 60 tuổi. Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu đại tràng cục bộ bao gồm chảy máu trực tràng và đau quặn nhẹ, đột ngột ở bụng bên trái. Một số nguyên nhân gây thiếu máu đại tràng cục bộ:

    • Xơ vữa động mạch

    • Hạ huyết áp kết hợp suy tim, phẫu thuật lớn, chấn thương hoặc sốc.

    • Cục máu đông trong động mạch cấp máu cho đại tràng.

    • Tắc ruột do thoát vị, sẹo mô hoặc khối u.

    • Phẫu thuật phụ khoa...

    • Các rối loạn khác ảnh hưởng đến mạch máu như viêm mạch, Lupus hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm.

    • Sử dụng Cocaine hoặc Methamphetamine...

    • Những bài tập thể dục mạnh như chạy đường dài.

  • Thiếu máu mạc treo cấp: Ảnh hưởng tới ruột non, khởi phát đột ngột và có thể do: 

    • Một cục máu đông chặn động mạch mạc treo tràng trên. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu cục bộ cấp tính động mạch mạc treo và có thể được gây ra bởi suy tim xung huyết, loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim.

    • Tắc nghẽn động mạch cấp máu cho ruột thường do xơ vữa động mạch. Đây là loại thiếu máu cấp có xu hướng xảy ra ở những người bị thiếu máu đường ruột cục bộ mãn tính.

    • Giảm lưu lượng máu do huyết áp thấp gây ra bởi sốc, suy tim, thuốc hoặc suy thận mãn. Điều này phổ biến hơn ở những người mắc bệnh nặng và những người có xơ vữa động mạch. Loại thiếu máu mạc treo cấp này gọi là thiếu máu cục bộ không do tắc nghẽn.

  • Mạc treo thiếu máu cục bộ: Thiếu máu mạc treo tràng cục bộ mãn tính còn được gọi là đau thắt ngực ruột, xảy ra do xơ vữa động mạch. Quá trình diễn tiến bệnh xảy ra từ từ và có thể không cần điều trị cho đến khi ít nhất hai trong ba động mạch chính cung cấp máu cho ruột trở nên bị tắc nghẽn hoàn toàn. Một biến chứng nghiêm trọng của thiếu máu mạc treo mãn tính là sự xuất hiện cục máu đông trong động mạch khiến dòng máu bị chặn đột ngột.

  • Thiếu máu xảy ra khi máu không thể tới ruột: Một cục máu đông trong tĩnh mạch ngăn máu thiếu ôxy từ ruột trở về tim. Khi tĩnh mạch bị tắc nghẽn, máu tràn trong ruột gây sưng và chảy máu. Điều này được gọi là huyết khối tĩnh mạch mạc treo tràng trên nó có thể do:

    • Viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính

    • Nhiễm trùng ổ bụng

    • Ung thư đường tiêu hóa

    • Bệnh đường ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc viêm túi thừa

    • Rối loạn đông máu

    • Chấn thương bụng

Điều trị bệnh

1. Đại tràng thiếu máu cục bộ

Nếu được chẩn đoán thiếu máu cục bộ đại tràng, bác sĩ có thể khuyên nên dùng kháng sinh để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể điều trị các bệnh, như suy tim xung huyết hoặc rối loạn nhịp tim. Phải tránh các loại thuốc làm co mạch, như thuốc điều trị đau nửa đầu, thuốc nội tiết tố và một số thuốc điều trị bệnh tim. Đại tràng thiếu máu cục bộ cũng có thể tự khỏi.

Nếu ruột đã bị hư hỏng, có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ các mô hoại tử hoặc để nối tắt qua đoạn tắc nghẽn của một trong các động mạch đường ruột.

2. Viêm động mạch mạc treo thiếu máu cục bộ

Phẫu thuật có thể là cần thiết để loại bỏ một cục máu đông, để nối tắt qua đoạn động mạch tắc nghẽn, hoặc để sửa chữa hoặc cắt bỏ phần ruột bị hoại tử. Điều trị bao gồm thuốc để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, tan cục máu đông hoặc làm giãn mạch máu.

Nếu chụp động mạch được thực hiện để chẩn đoán bệnh, nó có thể đồng thời loại bỏ cục máu đông hoặc để mở rộng động mạch hẹp - nong mạch.

3. Động mạch mạc treo thiếu máu cục bộ mãn tính

Điều trị phục hồi lưu lượng máu đến ruột. Bác sĩ phẫu thuật có thể nối tắt qua các động mạch bị thu hẹp hoặc mở rộng động mạch với điều trị nong mạch hoặc bằng cách đặt stent.

4. Thiếu máu cục bộ do huyết khối tĩnh mạch mạc treo ruột

Nếu ruột không có dấu hiệu của tổn thương, sẽ cần phải uống thuốc chống đông máu trong khoảng 3 - 6 tháng. Nếu xét nghiệm cho thấy bị rối loạn đông máu, có thể dùng thuốc chống đông máu trong phần còn lại của cuộc đời. Thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Nếu có dấu hiệu tổn thương đường ruột, có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ các phần bị hoại tử.

Các câu hỏi liên quan bệnh Thiếu máu cục bộ đường ruột