Tóm tắt bệnh Thoái hóa đốt sống cổ

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Viêm khớp cổ
  • Thoái hóa cột sống cổ
  • Thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa đốt sống cổ (viêm khớp cổ) là tình trạng bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, sau đó là hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Khi viêm khớp phát triển có thể xuất hiện các gai xương, các gai này kích thích các dây thần kinh, dây chằng gần đó và cơ bắp, gây đau. Thoái hóa đốt sống là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau cổ ở người già.

Triệu chứng

Cổ đau, đau tăng nặng khi chuyển động cổ, cứng, tê, yếu cổ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể. 

  • Xét nghiệm hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang để xác định mức độ thoái hóa.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ bệnh và triệu chứng.

Điều trị bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc chống viêm không Steroid/ NSAIDs (Ibuprofen/ Motrin hoặc Advil, Naproxen/ Naprosyn), Acetaminophen (Tylenol), tập thể dục và vật lý trị liệu.

  • Tiêm Cortisone.

  • Phẫu thuật nếu đau dai dẳng, mất cảm giác hoặc yếu xương cổ.

Tổng quan bệnh Thoái hóa đốt sống cổ

  • Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc ống sống gây hẹp các lỗ chui ra của các rễ thần kinh gây đau mỏi tê, lâu dần gây yếu liệt các nơi mà rễ thần kinh này chi phối. Việc chén ép rễ thần kinh và tủy sống còn có thể do sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tủy sống, nếu nặng có thể gây yếu, liệt chi.

  • Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều, là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ.

  • Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

Điều trị bệnh

1. Điều trị nội khoa:

Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ là nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vật lý trị liệu an toàn (tránh vật lý trị liệu thô bạo làm cho bệnh thêm nặng).

Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau, giãn cơ (uống, dán, thoa ngoài da), thuốc tăng cường thần kinh, vitamin nhóm B hoặc châm cứu giảm đau (với bác sĩ có kinh nghiệm). Việc điều trị bằng phương pháp gì, thuốc gì cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, chuyên khoa Khớp, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị.

2. Luyện tập thể thao. Một số phương pháp tập luyện vận động cổ đơn giản như:

  • Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 10 - 15 lần.

  • Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái từ trước ra sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.

  •  Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.

  • Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần.

  • Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần. Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó, tốt nhất là bằng các hình thức tập thể dục, thể thao, vận động, bổ sung các chất làm nhờn khớp.

  • Yoga cũng là một trong những giải pháp cho việc phòng, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng.

Các câu hỏi liên quan bệnh Thoái hóa đốt sống cổ