Thoái hoá khớp gối là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến triển của thoái hóa khớp như tuổi, giới tính, tình trạng quá cân, yếu tố di truyền, bất thường về giải phẫu, tình trạng chấn thương.
Đau khớp gối, khó gập và duỗi gối, có tiếng lạo xạo trong khớp gối khi cử động, cứng, sưng khớp gối, teo cơ, biến dạng khớp: chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI).
Nội soi khớp. Sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và sinh hóa máu, đo tốc độ lắng máu (ESR), định lượng Protein phản ứng C (CRP).
Xét nghiệm dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.
Hiện chưa có thuốc ngăn quá trình thoái hóa của khớp, điều trị nhằm giảm đau cho người bệnh và phục hồi chức năng vận động của khớp.
Sử dụng nạng, gậy khi di chuyển, giảm cân, tránh các hoạt động gây đau khớp, vật lí trị liệu.
Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc chống thoái hóa hoặc làm chậm quá trình thoái hóa khớp, sử dụng thuốc Corticoid trong trường hợp viêm và tràn dịch khớp gối.
Nội soi khớp để thực hiện các thủ thuật bơm rửa làm sạch khớp, loại bỏ dị vật ở khớp (nếu có), sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong (kiểu chân chữ X) hoặc cong ra ngoài vòng kiềng (chân chữ O).
Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.
1. Khái niệm:
Thoái hoá khớp gối là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến triển của thoái hóa khớp như tuổi, giới tính, tình trạng quá cân, yếu tố di truyền, bất thường về giải phẫu, tình trạng chấn thương.
2. Dịch tễ học:
Bệnh gặp ở hầu hết mọi quốc gia, chủng tộc.
Bệnh hay gặp ở những người lớn tuổi, cả nam và nữ.
Nghề nghiệp có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp, những công nhân khuân vác, thợ mỏ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người làm công việc nhẹ.
Ở lứa tuổi 45-55, tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau, nhưng sau tuổi 55 bệnh gặp ở phụ nữ với tỉ lệ cao hơn so với nam.
Hiện chưa có thuốc ngăn quá trình thoái hóa của khớp, chỉ điều trị nhằm giảm đau cho người bệnh và phục hồi chức năng vận động của khớp.
Cần phối hợp nhiều phương pháp
Phương pháp không dùng thuốc: Nhằm hạn chế tối đa lực cơ học tác động lên khớp bị tổn thương
Sử dụng nạng, gậy khi di chuyển
Giảm cân nặng
Tránh các hoạt động gây đau khớp
Sử dụng vật lý trị liệu: Có tác dụng giảm đau tốt với mục đích chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp tăng sức mạnh của cơ. Các biện pháp bao gồm mát-xa cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt lượng (hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…).
Phương pháp dùng thuốc: Sử dụng các nhóm thuốc sau:
Thuốc giảm đau, chống viêm
Thuốc chống thoái hóa hoặc làm chậm quá trình thoái hóa khớp
Sử dụng thuốc Corticoid trong trường hợp viêm và tràn dịch khớp gối
2. Điều trị ngoại khoa
Được áp dụng với các trường hợp khớp gối hạn chế chức năng nhiều, khe khớp hẹp nặng, biến dạng khớp hoặc đau khớp không đáp ứng với các phương thức điều trị nội khoa.
Nội soi khớp: Được áp dụng khi thực hiện các thủ thuật sửa chữa, bơm rửa làm sạch khớp, loại bỏ dị vật ở khớp (nếu có).
Sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong (kiểu chân chữ X) hoặc cong ra ngoài vòng kiềng (chân chữ O).
Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.