Tóm tắt bệnh Thoát vị đĩa đệm

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Degenerative Disc Disease
  • DDD

Cột sống gồm các đốt sống ngăn cách nhau bởi các đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống, có thể chèn ép dây thần kinh gây đau dữ dội ở phía sau, cánh tay hoặc chân. Tại lần phần nhô ra có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các dây thần kinh và đòi hỏi cấp cứu phẫu thuật sửa chữa.

Triệu chứng

Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của thoát vị đĩa đệm và có thể bao gồm: đau cổ, đau lưng, đau tỏa vào cánh tay hoặc cẳng chân, tê, ngứa ran, yếu chi, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được đề nghị để xác định chẩn đoán.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng và có thể bao gồm: vật lý trị liệu, nghỉ ngơi cân bằng với tập thể dục, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid/ NSAIDs (Ibuprofen/ Motrin hoặc Advil, Naproxen/ Naprosyn), Acetaminophen (Tylenol), Steroids, thuốc giãn cơ bắp, tiêm Steroid ngoài màng cứng, và/hoặc phẫu thuật.

Châm cứu, xoa bóp hoặc các liệu pháp thay thế khác cũng thể hữu ích.

Tổng quan bệnh Thoát vị đĩa đệm

Lưng được tạo thành từ nhiều phần. Xương sống, hay còn được gọi là cột sống, có chức năng chống đỡ và bảo vệ, bao gồm 33 đốt sống. Nằm giữa các đốt sống này là các đĩa có chức năng như một tấm đệm hoặc tấm chống sốc. Mỗi đĩa được tạo thành từ các dải vòng xơ bao bên ngoài và một chất dạng gel bên trong được gọi là nhân tủy. Các đốt sống và các đĩa đệm hợp với nhau tạo thành một ống bảo vệ (ống sống) để chứa tủy sống và các dây thần kinh tủy sống ở bên trong. Các dây thần kinh này chạy xuống trung tâm của đốt sống và đi ra đến nhiều phần khác nhau của cơ thể.

Ngoài ra, lưng còn có các cơ, dây chằng, gân và các mạch máu. Cơ là các dải mô có tác dụng như một nguồn lực tạo ra các chuyển động. Các dây chằng là những dải mô xơ mạnh, mềm dẻo nối các xương lại với nhau và gân nối cơ với xương và đĩa đệm. Các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng. Tất cả những thành phần trên phối hợp với nhau giúp bạn có thể di chuyển qua lại được.

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở vùng thắt lưng (vùng lưng dưới) do vùng này chịu gần như toàn bộ sức nặng của cơ thể. Đôi khi, thoát vị có thể chèn ép dây thần kinh gây ra cảm giác đau lan đến những vùng khác của cơ thể. Mức độ của các cơn đau do rách, vỡ đĩa đệm thường tùy thuộc vào lượng chất thoát ra ngoài vỏ bao xơ và việc nó có gây chèn ép thần kinh hay không.

Điều trị bệnh

1. Điều trị thay thế và hỗ trợ: Là những phương pháp điều trị tốt như: châm cứu, ấn huyệt và massage có thể làm giảm đau do thoát vị hoặc lồi đĩa đệm.

Điều trị thay thế không chỉ giúp bạn thư giãn và hết đau mà còn có thể giúp bạn tránh phải phẫu thuật. Đối với thoát vị đĩa đệm, bạn có thể thử các phương pháp sau:

  • Châm cứu: Y học Trung Hoa xưa dựa trên niềm tin rằng mọi người đều có một loại năng lượng được gọi là khí. Khi khí bị tắc nghẽn hoặc mất cân bằng, bạn có thể sẽ bị đau hoặc bệnh tật. Kỹ thuật châm cứu cổ truyền nhằm giải phóng các đường khí này, hay còn được gọi là các đường kinh, bằng cách đâm những cây kim rất mỏng vào những điểm đặc biệt trên đường kinh trên người bạn. Dựa vào chẩn đoán, các bác sĩ Y học cổ truyền sẽ đâm vào cơ thể bạn nhiều cây kim và để nó ở đó trong vòng từ 20 - 40 phút. Người ta cũng cho rằng châm cứu kích thích cơ thể tiết ra Endorphin vào máu. Endorphin là chất giảm đau tự nhiên của cơ thể do đó nó cũng làm cho bạn giảm cảm giác đau.

Tương tự, thuyết Cổng kiểm soát cũng có thể có vai trò trong hiệu quả giảm đau của châm cứu. Thuyết này cho rằng tín hiệu đau được truyền chậm từ vùng bị tổn thương đến tủy sống rồi lên não do trong cùng một lúc các dây thần kinh chỉ có thể truyền tín hiệu với một số lượng có giới hạn.Người ta cho rằng châm cứu tạo ra những tín hiệu đi nhanh hơn và che lấp đi những tín hiệu đau di chuyển chậm, do đó ngăn được cảm giác đau.

  • Ấn huyệt: Ấn huyệt cũng tương tự như châm cứu. Cả 2 kỹ thuật này đều nhằm mục đích khôi phục lại dòng chảy bình thường của nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách kích thích các điểm đặc biệt trên đường kinh, nhưng kỹ thuật ấn huyết chỉ dùng ngón tay, bàn tay và khuỷu tay để day ấn chứ không dùng kim như châm cứu. Ấn huyệt dành cho mọi độ tuổi nhưng không dành cho những phụ nữ đang có thai (một số huyệt có thể gây sảy thai) và những người bị tăng huyết áp.

  • Massage: Khi được thực hiện thường xuyên, massage có thể làm giảm những cơn đau mạn tính ở vùng thắt lưng. Massage bao gồm những động tác đánh, xoa bóp trên lưng. Những động tác này làm tăng lưu thông máu nên cũng làm tăng cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ.

    Tăng lượng máu lưu thông cũng giúp loại bỏ những chất thải có thể bị tích tụ theo thời gian. Tuy massage không được chứng minh là có thể điều trị được thoát vị đĩa đệm nhưng nó thường an toàn và không có tác dụng phụ.Tuy nhiên, massage không phải là phương pháp dành cho những người bị loãng xương, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhiễm trùng da, có vết thương hở, hoặc bị viêm khớp gần khu vực massage. Có hơn 100 loại kỹ thuật massage khác nhau. Ví dụ massage kiểu Thụy Điển dùng những cú đánh dài để tác động lên lớp bề mặt của các cơ. Ngược lại, massage các lớp mô sâu bằng cách tạo áp lực trực tiếp và những cú đánh chậm để làm dịu các lớp sâu của cơ và làm giảm độ căng cơ mạn tính. Khi bắt đầu thực hiện bất kỳ một phương pháp điều trị mới nào, hãy nói cho người điều trị của bạn biết bất kỳ vấn đề sức khỏe nào của bạn ngoài những cơn đau do thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng những cách điều trị này sẽ cho hiệu quả cao nhất khi được phối hợp với các cách điều trị quy ước.

  • Nắn xương: Là phương pháp điều trị bảo tồn, có nghĩa là không cần phẫu thuật cũng không cần dùng thuốc. 

    Trong những trường hợp trượt đĩa đệm thắt lưng, hầu hết các chuyên gia cột sống đồng ý rằng nên điều trị bảo tồn trước khi xem xét khả năng phẫu thuật, trừ trong trường hợp nặng. Kỹ thuật nắn xương có lịch sử lâu đời, đã điều trị bảo tồn thành công cho những bệnh của đĩa đệm và các kỹ thuật này cũng không nhằm mục đích đẩy đĩa đệm quay trở lại vị trí cũ.

  • Thuốc: Đĩa đệm bị thoát vị thường đè ép lên các rễ thần kinh xung quanh gây đau và phù nề. Độ nặng của triệu chứng giúp xác định loại thuốc cần dùng và có nhiều khả năng để lựa chọn, nhưng cần phải lưu ý rằng thuốc không giúp chữa hết thoát vị đĩa đệm mà nó chỉ làm giảm đau mà thôi.Cũng như đối với tất cả các loại thuốc khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bạn thường sẽ dùng những thuốc thông dụng trước rồi sau đó mới tiến tới dùng các thuốc được kê đơn nếu cần thiết. Nếu bạn vẫn cần phải giảm đau, kỹ thuật tiêm tủy sống sẽ giúp đưa thuốc thẳng đến nơi xuất phát cơn đau.Những thuốc thông dụng:

    • Acetaminophen: Chẳng hạn như Panadol, Tylenol là những thuốc phòng vệ đứng hàng đầu. Tuy nhiên, nó không dành cho tất cả mọi người. Tuy Acetaminophen giúp giảm đau tốt nhưng nó không làm giảm viêm.

    • NSAID (thuốc kháng viêm không Steroid) thông dụng: khác với Acetaminophen, NSAID giúp làm giảm đau và giảm viêm. Một số thuốc NSAID thường gặp là Aspirin, Ibuprofen (Advil) hoặc Aleve. Một số thuốc NSAID không sử dụng được đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc loét dạ dày.

    •  Những thuốc được kê đơn: NSAID được kê đơn: được sử dụng nếu các loại NSAID thông dụng không có hiệu quả. Ví dụ như thuốc ức chế COX-2 (Celebrex).

    • Thuốc giãn cơ: Thoát vị đĩa đệm thường đi đôi với co thắt cơ cột sống. Trong những trường hợp này, có thể bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc giãn cơ, chẳng hạn như thuốc Valium.

    • Corticoid đường uống: Có thể giảm phù nề hiệu quả. Những loại thuốc này được cho dùng trong một thời gian ngắn, nếu dùng dài sẽ có nhiều tác dụng phụ xuất hiện. Một số ví dụ của Corticoid đường uống là Decadron và Methylprednisone.

    • Thuốc gây nghiện: Những thuốc gây nghiện có tác dụng giảm đau như Codeine hoặc Morphine có tác dụng làm dịu bớt những cơn đau nặng. Cũng cần lưu ý rằng có nhiều bệnh nhân sẽ trở nên dung nạp thuốc và cần phải sử dụng liều cao hơn nữa mới cho tác dụng giảm đau. Những thuốc này có tác dụng gây nghiện, do đó chỉ được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ.

    • Thuốc chống trầm cảm: Có tác dụng chặn tín hiệu đau đi lên não và tăng hiệu quả của Endorphin (là chất giảm đau tự nhiên cơ bản của cơ thể). Một lợi ích khác của thuốc là giúp bạn ngủ ngon hơn.

    • Tiêm tủy sống: Tiêm Corticoid ngoài màng cứng: Corticoid có tác dụng kháng viêm làm giảm nhanh chóng những cơn đau do các dây thần kinh bị chèn ép. Do được tiêm gần các dây thần kinh tủy sống nên thuốc có thể làm giảm đau đáng kể chỉ với liều đầu tiên, nhưng cần phải mất vài ngày để có tác dụng. Thường không tiêm quá 3 lần trong 1 năm.

Cảnh báo: Các loại thuốc thường có những tác dụng phụ mà bạn nên quan tâm. Hãy trao đổi với bác sĩ về tất cả những loại thuốc, ngay cả đối với những loại thuốc thông dụng và không cho các nguy cơ nhìn thấy được trước khi sử dụng. Cũng cần nhớ rằng bạn không chỉ đơn thuần dựa vào thuốc giảm đau và tiêm tủy sống để có thể điều trị thoát vị đĩa đệm mà phải phối hợp với vật lý trị liệu và tập thể dục để cho kết quả tốt nhất.

  • Tập thể dục:

Thể dục là yếu tố quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, đóng vai trò chủ động trong quá trình hồi phục. Những hoạt động thể thao sẽ làm giảm đau và giúp bảo đảm cho lưng của bạn được khỏe mạnh lâu dài. Thể dục là cách hiệu quả để làm các cơ thắt lưng mạnh hơn và vững bền hơn, ngăn những tổn thương và các cơn đau sau này. Các cơ mạnh sẽ chống đỡ được trọng lượng cơ thể và các xương, làm giảm bớt những áp lực không cần thiết đè lên cột sống. Mặc dù có cơ lưng khỏe, bạn cũng nên giảm cân để hỗ trợ cho cột sống. Mang một trọng lượng thừa khi vận động sẽ làm cho các cơ lưng bị căng thẳng liên tục - cũng giống như bạn phải mang vác nặng liên tục. Giảm cân sẽ giúp giảm đau và tăng cường sức khỏe cho lưng.

Bạn không cần phải thực hiện những bài thể dục gây căng thẳng cho tim hoặc nâng nhấc vật nặng, những bài tập co duỗi đơn giản và aerobic là đủ để kiểm soát hiệu quả cơn đau của bạn.

Những bài tập co duỗi như yoga và pilate có tác dụng tăng cường sức khỏe và độ mềm dẻo, đồng thời làm giảm những cơn đau cấp tính ở chân và vùng thắt lưng. Những bài tập aerobic trung bình như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội cũng giúp giảm đau. Khi bắt đầu chương trình tập aerobic, nên khởi đầu chậm - khoảng 10 phút trong ngày đầu tiên - và tăng dần thời gian mỗi ngày. Cuối cùng, bạn có thể hướng đến mục tiêu tập 30-40 phút trong 5 ngày mỗi tuần.

Tập thể dục có thể là cách thú vị để điều trị triệu chứng do thoát vị đĩa đệm. Bạn và bác sĩ có thể hợp tác với nhau để phát triển chương trình thể dục hợp lí giúp giảm những cơn đau của bạn. Cuối cùng, tập thể dục có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn, thậm chí bạn có thể giảm cân nặng trong quá trình này.

  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm. Những phương pháp của nó không chỉ giúp giảm đau lập tức mà còn dạy bạn cách huấn luyện cơ thể và phòng ngừa tổn thương. Có nhiều kỹ thuật vật lý trị liệu. Trị liệu thụ động có tác dụng thư giãn cơ thể bằng cách massage các mô sâu, liệu pháp nóng và lạnh, kích thích điện (TENS) và thủy liệu pháp. Chương trình vật lý trị liệu thường bắt đầu với trị liệu thụ động trước. Khi cơ thể đã hồi phục, bạn sẽ bắt đầu trị liệu chủ động để tăng cường sức mạnh cho cơ thể và ngăn những cơn đau tái phát.

    • Trị liệu thụ động massage mô sâu. Có hơn 100 loại massage nhưng massage mô sâu là lựa chọn lý tưởng nhất nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm do nó dùng áp lực để giảm áp lực và giảm sức co của các cơ sâu xuất hiện để ngăn chuyển động các cơ ở vùng bị bệnh. Liệu pháp nóng và lạnh. Cả liệu pháp nóng và lạnh đều có những lợi ích riêng của chúng và kỹ thuật viên sẽ thay đổi để cho kết quả tốt nhất. Các kỹ thuật viên có thể dùng nhiệt để tăng lượng máu lưu thông đến khu vực mục tiêu. Máu sẽ giúp làm lành những khu vực này bằng cách cung cấp thêm ôxy và chất dinh dưỡng, loại bỏ những chất thải do co thắt cơ. Ngược lại, liệu pháp lạnh sẽ làm chậm tuần hoàn giúp làm giảm viêm, giảm co cơ và giảm đau. Bạn sẽ được đặt một túi đá lên khu vực đau, hoặc được massage đá, hoặc thậm chí dùng bình xịt Fluoromethane để làm lạnh mô viêm.

    • Thủy liệu pháp: Như tên của nó, thủy liệu pháp là phương pháp điều trị bằng nước. Vì đây là phương pháp trị liệu thụ động nên thủy liệu pháp chỉ là ngồi vào bồn nước xoáy hoặc ngồi dưới vòi sen nước ấm. Thủy liệu pháp giúp giảm đau nhẹ nhàng và thư giãn cơ.

2. Phẫu thuật:

Biện pháp phẫu thuật thường dùng cho những bệnh nhân ở trạng thái nặng, các biện pháp can thiệp khác không hiệu quả.

Các câu hỏi liên quan bệnh Thoát vị đĩa đệm

Whoops, looks like something went wrong.