Tóm tắt bệnh Thông liên thất

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Ventricular septal defect

Thông liên thất (thường được viết tắt là VSD) là một dị tật của vách liên thất, là vách ngăn giữa hai buồng tâm thất của tim. Vách liên thất là một cấu trúc phức tạp gồm: phần cơ, phần màng, phần phễu, phần buồng nhận. Thông thường khi trẻ sinh ra, vách này không có lỗ thông, vì vậy không cho phép máu của hai tâm thất hòa trộn với nhau. Trong vách liên thất là nơi có phần đầu quan trọng của hệ thống thần kinh dẫn truyền xung động từ nhĩ đến các phần cơ thất. Người ta nhận thấy ngoài nguyên nhân do mẹ bị cúm trong ba tháng đầu mang thai, thông liên thất hay gặp trong các hội chứng bệnh lý, đặc biệt là hội chứng có ba nhiễm sắc thể 21, hội chứng do mẹ nghiện rượu khi mang thai...

Triệu chứng

Da, môi và móng tay xanh tím, ăn kém, chậm lớn, thở nhanh hoặc khó thở, mệt mỏi, sưng phù chân, bàn chân hoặc bụng, tim đập nhanh. Đôi khi dị tật vách liên thất không được phát hiện cho đến khi tới tuổi trưởng thành và phát triển các triệu chứng của suy tim như khó thở.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Điện tâm đồ, chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim, siêu âm Doppler tim còn cần phải loại trừ các tổn thương phối hợp như thông liên nhĩ, còn ống động mạch, hở chủ, cản trở đường ra thất phải và thất trái.

Điều trị

Thuốc dùng cho các dị tật vách liên thất có thể bao gồm: thuốc giúp giữ nhịp tim bình thường như thuốc chẹn beta (Lopressor, Inderal, các thuốc khác) và Digoxin (Lanoxin, Lanoxicaps, Lanoxin); thuốc làm tăng sức mạnh của tim như Digoxin (Lanoxin); thuốc lợi tiểu như Furosemide (Lasix). Phẫu thuật điều trị dị tật vách liên thất qua ống thông hoặc mổ vá bất thường giữa các tâm thất. Dùng kháng sinh dự phòng trước các thủ thuật nha khoa hoặc các thủ thuật y tế khác để giảm nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Tổng quan bệnh Thông liên thất

Thông liên thất (thường được viết tắt là VSD) là một dị tật của vách liên thất, là vách ngăn giữa hai buồng tâm thất của tim.

Vách liên thất là một cấu trúc phức tạp gồm: phần cơ, phần màng, phần phễu, phần buồng nhận. Thông thường khi trẻ sinh ra, vách này không có lỗ thông, vì vậy không cho phép máu của hai tâm thất hòa trộn với nhau. Trong vách liên thất là nơi có phần đầu quan trọng của hệ thống thần kinh dẫn truyền xung động từ nhĩ đến các phần cơ thất.

Người ta nhận thấy ngoài nguyên nhân do mẹ bị cúm trong ba tháng đầu mang thai, thông liên thất hay gặp trong các hội chứng bệnh lý, đặc biệt là hội chứng có ba nhiễm sắc thể 21, hội chứng do mẹ nghiện rượu khi mang thai...

Có rất nhiều cách phân loại giải phẫu bệnh về thông liên thất khác nhau được đặt ra nhưng nhìn chung có 4 loại thông liên thất chính về giải phẫu bệnh là: thông liên thất phần quanh màng, thông liên thất phần cơ, thông liên thất phần buồng nhận và thông liên thất phần phễu (thông liên thất ở phía trên của cựa Wolff).

  • Thông liên thất phần quanh màng là loại thông liên thất hay gặp nhất, chiếm khoảng 70-80% các trường hợp, nằm ở cao thuộc phần màng của vách liên thất, ở chỗ nối giữa van 3 lá và van động mạch chủ. Tuy nhiên, nó có thể dịch chuyển ra sau, ra trước hay xuống dưới một chút tùy từng trường hợp. Tổn thương thường phối hợp tạo thành một túi nhỏ ở dưới van 3 lá hay xung quanh bờ van (thường cũng được gọi là túi phình phần màng vách liên thất). Nó có thể gây hở van động mạch chủ và hẹp phần thấp của đường ra thất phải. Đây là loại thông liên thất có khả năng tự đóng cao.

  • Thông liên thất phần cơ hay thông liên thất ở gần mỏm tim. Nó có thể ở bất cứ vị trí nào của phần thấp vách liên thất cho đến mỏm tim. Thể bệnh này chiếm khoảng 5-20% các trường hợp thông liên thất và cũng có khả năng tự đóng cao trừ các trường hợp có nhiều lỗ thông liên thất T.

  • Thông liên thất phần buồng nhận hay thông liên thất kiểu ống nhĩ thất chung chiếm khoảng 5-8% các trường hợp. Thông liên thất loại này thường ở vị trí cao của vách liên thất, rộng, ít khả năng tự đóng và hay đi kèm tổn thương của các van nhĩ thất. Hay gặp phình vách liên thất ở vị trí này.

  • Thông liên thất phần phễu hay thông liên thất dưới van động mạch chủ hoặc dưới van động mạch phổi: hiếm gặp hơn (5-7%), là loại thông liên thất mà lỗ thông nằm ở phần rất cao của vách liên thất nơi có tiếp giáp với van động mạch chủ và van động mạch phổi. Điểm đặc biệt quan trọng của loại thông liên thất này là lỗ thông thường phối hợp với tổn thương lá van động mạch chủ và có hở chủ đi kèm (hội chứng Laubry-Pezzy).

Điều trị bệnh

Nhiều trẻ sinh ra có dị tật vách liên thất nhỏ sẽ không bao giờ cần phải phẫu thuật đóng lại.

Thuốc

Thuốc dùng cho các dị tật vách liên thất có thể bao gồm:

  • Giữ nhịp tim bình thường. Ví dụ như thuốc chẹn beta (Lopressor, Inderal, các thuốc khác) và Digoxin (Lanoxin, Lanoxicaps, Lanoxin).

  • Tăng sức mạnh của tim. Ví dụ Digoxin (Lanoxin).

  • Giảm lượng nước trong tuần hoàn. Làm giảm thể tích máu được bơm. Những loại thuốc này được gọi là thuốc lợi tiểu, bao gồm Furosemide (Lasix).

Thủ thuật

Phẫu thuật điều trị dị tật vách liên thất qua ống thông hoặc mổ vá bất thường giữa các tâm thất. Hai phương pháp tiếp cận hiện đang được sử dụng:

  • Phẫu thuật chỉnh sửa. Đây là thủ thuật được lựa chọn trong nhiều trường hợp. Phẫu thuật chỉnh sửa dị tật vách liên thất thường liên quan đến phẫu thuật tim mở, được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Phẫu thuật này đòi hỏi máy tim phổi và một vết mổ ở ngực. Bác sĩ sẽ vá hoặc khâu để đóng lỗ.

  • Catheter. Phương pháp này có thể được dùng để đóng lỗ vách liên thất khi phẫu thuật chỉnh sửa là không thể. Vá khi đặt ống thông không cần phải mở lồng ngực. Thay vì mở ngực, các bác sĩ đưa một ống nhỏ (ống thông) vào mạch máu ở háng và hướng nó vào tim.

Các bác sĩ có thể sử dụng một bản vá lưới nhỏ để đóng lỗ. Quy trình này có tỷ lệ biến chứng cao hơn phẫu thuật, và nghiên cứu thêm là cần thiết để hiểu đầy đủ về độ an toàn và hiệu quả của nó.

Kháng sinh dự phòng

Nên dùng kháng sinh trước các thủ thuật nha khoa hoặc các thủ thuật y tế khác để giảm nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Ngày nay, các chuyên gia tin rằng khả năng bị viêm nội tâm mạc nhiều hơn do tiếp xúc với vi trùng ngẫu nhiên từ một thủ thuật nha khoa hoặc phẫu thuật. Hướng dẫn hiện nay khuyến cáo điều trị kháng sinh dự phòng chỉ dành cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Bác sĩ vẫn có thể khuyên dùng kháng sinh phòng ngừa nếu:

  • Có một bệnh khác hoặc van tim nhân tạo.

  • Có dị tật lớn ở vách liên thất gây ra mức độ ôxy trong máu thấp.

  • Đã có chỉnh sửa với chất liệu nhân tạo.

Đối với hầu hết những người có dị tật vách liên thất, thực hành tốt vệ sinh răng miệng và được thường xuyên kiểm tra răng miệng là chiến lược hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm nội tâm mạc.

Các câu hỏi liên quan bệnh Thông liên thất