Thủng màng nhĩ là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm tại chỗ ở tai lâu ngày không được điều trị. Trong đó, bệnh lý viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân phổ biến. Màng nhĩ cũng có thể bị thủng do chấn thương hoặc do dị vật trong tai.
Chảy dịch từ tai (có thể trong suốt, có mủ, hoặc máu), ù tai, đau tai, giảm thính lực một phần.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Thính học để đo các chức năng của tai có thể được thực hiện.
Điều trị là hướng vào điều trị nhiễm trùng và điều trị đau.
Điều trị có thể bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), và thuốc kháng viêm không Steroid/ NSAIDs (Ibuprofen/ Motrin hoặc Advil, Naproxen/ Naprosyn hoặc Aleve).
Phẫu thuật có thể là cần thiết, đặc biệt là ở những người bị mất thính lực đáng kể.
Thủng màng nhĩ là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm tại chỗ ở tai lâu ngày không được điều trị. Trong đó, bệnh lý viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân phổ biến.
Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khách quan cũng có thể gây thủng màng nhĩ như khi lấy ráy tai, nhiều người chọc tăm (quấn bông ra ngoài), tăm bông, dụng cụ cứng nhét vào sâu trong tai cũng có thể gây thủng màng nhĩ.
Hầu hết thủng màng nhĩ sẽ lành mà không điều trị trong vòng một vài tuần. Nếu những vết rách hay thủng màng nhĩ không tự lành, điều trị sẽ cần làm thủ thuật để khâu lỗ thủng. Các cách điều trị có thể bao gồm:
Vá màng nhĩ: Nếu vết rách hoặc thủng màng nhĩ không tự đóng, bác sĩ tai mũi họng có thể đóng nó với một bản vá giấy. Các thủ thuật có thể cần phải được lặp lại 3 - 4 lần trước khi lỗ thủng được đóng kín.
Phẫu thuật: Nếu vá lỗ thủng không kết quả hoặc bác sĩ tai mũi xác định rằng vết rách không thể chữa lành với bản vá, bạn sẽ được đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật phổ biến nhất được gọi là tạo hình màng nhĩ. Bác sĩ phẫu thuật ghép một bản vá nhỏ của da vào màng nhĩ. Thủ thuật này được thực hiện trên bệnh nhân ngoại trú, nghĩa là bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày làm thủ thuật.