Tóm tắt bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh

Tiêu chảy do dùng kháng sinh hay tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh là tình trạng bệnh lý tiêu chảy xuất hiện sau khi dùng kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó. Phần lớn các trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi dừng loại kháng sinh gây ra tiêu chảy. Tuy nhiên, có một số trường hợp biểu hiện nặng với các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng hay còn được gọi là viêm đại tràng giả mạc.

Triệu chứng

Bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, mỗi lần đại tiện trẻ phải rặn, phân lỏng có lẫn chất nhầy, phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu. Tình trạng tiêu chảy do loạn khuẩn kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa, người bệnh bị mất nước kèm theo rối loạn điện giải, dẫn đến suy dinh dưỡng, gầy.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử, các loại thuốc kháng sinh đang dùng.

  • Xét nghiệm mẫu phân.

Điều trị

Sử dụng kháng sinh theo phác đồ. Bệnh nhân nên uống nhiều nước, bù nước bằng dung dịch Oresol để ngăn ngừa mất nước và tránh các thực phẩm có thể làm cho triệu chứng nặng hơn. Khi tiêu chảy nặng hơn, cần ngừng liệu pháp kháng sinh và đợi triệu chứng giảm đi. Trong những trường hợp tiêu chảy rất nặng, viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Metronidazol (Flagyl), thường dùng ở dạng viên trong 10 ngày. Nếu Metronidazol không có hiệu quả hoặc bệnh nhân đang có thai hoặc đang cho con bú sẽ được dùng Vancomycin thay thế. Duy trì chế độ ăn thích hợp, thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm. Nếu trẻ còn bú mẹ hoặc bú sữa ngoài thì vẫn tiếp tục duy trì cho bú.

Tổng quan bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Thông thường, kháng sinh được dùng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhưng nhiều trường hợp chính kháng sinh lại là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài…

  • Tiêu chảy do dùng kháng sinh (KS) hay tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh là tình trạng bệnh lý tiêu chảy xuất hiện sau khi dùng kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó. Phần lớn các trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh là ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi dừng loại kháng sinh gây ra tiêu chảy.

  • Tuy nhiên, có một số trường hợp biểu hiện nặng với các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng hay còn được gọi là viêm đại tràng giả mạc.

Điều trị bệnh

Nếu bạn bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng sẽ hết trong vài ngày tới 2 tuần sau khi kết thúc phác đồ kháng sinh. Bác sĩ có thể khuyên uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước và tránh các thực phẩm có thể làm cho triệu chứng nặng hơn. Khi tiêu chảy nặng hơn, bác sĩ có thể ngừng liệu pháp kháng sinh và đợi triệu chứng giảm đi.

  • Trong những trường hợp tiêu chảy rất nặng, viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc, bạn được điều trị bằng thuốc Metronidazol (Flagyl), thường dùng ở dạng viên trong 10 ngày. Nếu Metronidazol không có hiệu quả, bạn đang có thai hoặc đang cho con bú, bạn sẽ được dùng thuốc khác - Vancomycin. Khoảng 20-30% số người được điều trị viêm đại tràng giả mạc đã tái phát triệu chứng và cần điều trị thêm.

    • Để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết các bà mẹ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị cho con. Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn. Khi bị loạn khuẩn mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các chế phẩm vi sinh có chứa Probiotic và Prebiotic có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, với trường hợp kết hợp với các chế phẩm vi sinh mà không có hiệu quả cần đưa bé tới gặp bác sĩ để thay thế bằng kháng sinh khác và được điều trị tiêu chảy kịp thời. Không sử dụng men tiêu hóa trong các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh. Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt ở trẻ em, thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy.

  • Ngay tại nhà, cần bù nước cho trẻ bằng dung dịch Oresol. Cần chú ý pha dung dịch bù nước theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói Oresol. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết, phải bỏ đi. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

  • Một điểm hết sức quan trọng nữa là trong khi bé bị tiêu chảy cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, cho bé ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bé còn bú mẹ hoặc bú sữa ngoài thì vẫn tiếp tục duy trì cho bú.

Các câu hỏi liên quan bệnh Tiêu chảy do kháng sinh

Whoops, looks like something went wrong.