Tóm tắt bệnh Tiểu đường (Đái tháo đường)

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Dư đường
  • Thừa đường
  • Diabetes Mellitus

Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone Insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

Có 3 loại tiểu đường chính:

  • Tiểu đường tuýp 1: Thường ảnh hưởng đến trẻ em do cơ thể không thể sản xuất Insulin.

  • Tiểu đường tuýp 2: Là loại tiểu đường thường gặp nhất thường liên quan đến bệnh béo phì.

  • Tiểu đường thai kỳ: Xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sinh con.

Triệu chứng

Đi tiểu nhiều, luôn cảm thấy khát, tăng sự thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, mờ mắt, tê hoặc ngứa ran ở chân.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Glucose huyết tương được đo vào buổi sáng, lúc đói.

  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm HbA1c, xét nghiệm nước tiểu.

  • Xét nghiệm bổ sung: xét nghiệm Xeton huyết thanh, khí máu động mạch.

Điều trị

  • Tiểu đường loại 1 cần bổ sung Insulin qua đường tiêm hoặc truyền. Các liều lượng Insulin cần thiết phụ thuộc vào các phép đo glucose huyết tương thực hiện trong ngày.

  • Tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát với giảm cân, theo ý chế độ ăn uống và tập thể dục, sử dụng thuốc uống hạ đường huyết và cũng có thể cần bổ sung Insulin.

Tổng quan bệnh Tiểu đường (Đái tháo đường)

Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone Insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm, do đó làm khát nước. Đây là căn bệnh nguy hiểm của thời đại.

Theo một số thống kê của ngành Y tế thì ở Anh có khoảng 1,6 triệu người bị đái tháo đường. Tại Hoa Kỳ, số người bị căn bệnh này tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người trên 65 tuổi bị mắc bệnh gấp hai lần người 45 - 54 tuổi. Hiện trên thế giới ước có hơn 190 triệu người mắc đái tháo đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu).

Có 3 loại tiểu đường chính:

  • Tiểu đường tuýp 1: Loại tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong tiểu đường tuýp 1, cơ thể không thể sản xuất Insulin. Lý do là bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tụy làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được Insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được glucose, do đó glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm Insulin hằng ngày để duy trì cuộc sống bình thường.

  • Tiểu đường tuýp 2: Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể vẫn sản xuất Insulin nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng Insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái đường tuýp 2.

  • Tiểu đường thai kỳ: Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sinh con. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 đòi hỏi thực hiện suốt đời:

  • Theo dõi lượng đường trong máu.

  • Ăn uống lành mạnh.

  • Thường xuyên tập thể dục.

  • Có thể uống thuốc hoặc Insulin trị liệu.

Các bước này sẽ giúp giữ lượng đường trong máu gần với bình thường, có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa biến chứng.

Các câu hỏi liên quan bệnh Tiểu đường (Đái tháo đường)

Whoops, looks like something went wrong.