Tóm tắt bệnh Tiểu đường nhân đôi

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Double Diabetes

Là bệnh tiểu đường kết hợp nhiều triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể thường sản xuất kháng thể ngăn các tế bào trong tuyến tụy tạo ra Insulin. Ở bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy không sản xuất đủ lượng Insulin cần thiết hoặc do cơ thể sản xuất ra chất kháng Insulin. Trong bệnh tiểu đường nhân đôi, bệnh nhân có cả kháng thể chống lại các tế bào Beta trong tuyến tụy (ngăn không cho tuyến tụy sản xuất Insulin) và đề kháng với Insulin. Bệnh nhân thừa cân và mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ cao mắc bệnh này. Rối loạn này thường phát triển dần dần và biểu hiện ban đầu là nhu cầu bổ sung Insulin ngày càng cao để kiểm soát mức độ đường huyết. Người ta ước tính rằng khoảng 15-20% thanh thiếu niên bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có bệnh tiểu đường nhân đôi này. Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, duy trì trọng lượng thích hợp là cách tốt nhất để tránh phát triển rối loạn này.

Triệu chứng

Tiểu nhiều (đa niệu), tăng sự thèm ăn (Polyphagia), khát nước (uống nhiều), nhìn mờ, mệt mỏi và giảm cân.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu để phát hiện kháng thể chống lại các tế bào Beta của tuyến tụy. Đo nồng độ Glucose.

  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

Điều trị

Điều trị nhằm mục đích duy trì trọng lượng thích hợp và kiểm soát đường huyết. Hầu hết các bệnh nhân được kê toa dùng cả Insulin và thuốc để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Những thuốc này bao gồm: Acarbose (Prandase, Precose), Acetohexamide (Dymelor), Chlorpropamide (Diabinese), Glimepiride (Amaryl), Glipizide (Glucotrol, Glucotrol XL), Glyburide (DiaBeta, Glynase, Micronase), Metformin (Glucophage), Miglitol (Glyset), Pioglitazone (Actos), Rosiglitazone (Avandia), Repaglinide (Prandin), Tolazamide (Tolinase), Tolbutamide (Orinase), và Troglitazone (Rezulin). Kiểm soát trọng lượng cơ thể thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Tổng quan bệnh Tiểu đường nhân đôi

Điều trị bệnh

Các câu hỏi liên quan bệnh Tiểu đường nhân đôi

Whoops, looks like something went wrong.