Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi cảm giác buồn chán, bi quan, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì kéo dài và cản trở đời sống thường nhật của người bệnh. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng đủ để dẫn đến hành vi tiêu cực như tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát.
9 nhóm triệu chứng của trầm cảm:
Mất hứng thú: ít quan tâm, hứng thú với những hoạt động, vật thể mà trước đây rất thích;
Mất cảm giác ngon miệng: đa số cảm thấy chán ăn dẫn đến sụt cần, tỷ lệ nhỏ thèm ăn và thích ăn đồ ngọt quá mức;
Mất ngủ: trằn trọc, khó ngủ, buổi sáng cảm thấy mệt mỏi, uể oải, người nặng nề,...;
Vận động trì trệ: hành vi chậm chạp, giọng nói đều đều, chậm và đứt quãng;
Thiếu sinh lực: mệt mỏi, yếu hoặc kiệt sức lực. Chán nản, thiếu nhiệt tình dù không hoạt động nhiều;
Mặc cảm, tự ti, cảm giác tội lỗi: thiếu tự tin, luôn đánh giá thấp bản thân, cảm thấy mình là người thất bại, tồi tệ, có lỗi;
Thiếu quyết đoán, khả năng tập trung kém
Có ý định tự sát: thường nghĩ về cái chết và tự hủy hoại bản thân vì nghĩ cái chết là con đường giải thoát cho mọi vấn đề.
Tham vấn, can thiệp trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin) và loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)
Bệnh trầm cảm không có miễn trừ với bất cứ ai, có thể gặp ở trẻ em, người vị thành niên, người trưởng thành, phụ nữ sau đẻ và cả người có tuổi.
Trầm cảm là cảm giác buồn sâu sắc, có thể xảy ra sau một chuyện buồn hay do các sự cố không vui nhưng mức độ buồn kéo dài quá mức thông thường, không tương ứng với sự cố.
Tránh cảm giác buồn chán, cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi; nên tạo cơ hội cho mình bận rộn bằng việc gia chánh, thêm việc ở cơ quan hoặc học thêm…
Nên đi chơi, giải trí với loại hình nghệ thuật mà mình yêu thích.
Đừng bỏ qua cơ hội, nên cố gắng thu xếp tham gia những hoạt động tập thể ở cơ quan để tiếp xúc với đồng nghiệp, tạo niềm vui mới… Trong sinh hoạt cộng đồng, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được mọi người quý mến.
Trầm cảm nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì tỉ lệ bệnh ổn định khá cao (70 - 80%). Trầm cảm không thể chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ ngơi, thư giãn, mà phải kết hợp với việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với liệu pháp tâm lí.