Trong cơ thể mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch với chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật. Tuy nhiên, ở một số người, vì nhiều lý do khác nhau, hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng và mất khả năng phân biệt lạ - quen, quay ra tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh lý tự miễn dịch.
Có hơn 80 loại bệnh tự miễn. Nhóm bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống cơ quan trong cơ thể, gặp nhiều nhất là hệ thống mô liên kết (như Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì), hệ thần kinh (như bệnh xơ cứng rải rác, viêm đa dây thần kinh, bệnh nhược cơ), hệ nội tiết (viêm tuyến giáp tự miễn, bệnh Basedow, tiểu đường tuýp 1), hệ thống cơ khớp (viêm da cơ, viêm đa khớp dạng thấp), hệ tiêu hóa (viêm gan tự miễn, bệnh Crohn), các tế bào máu (tan máu tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu), ngoài da (bệnh Pemphigus, vảy nến) và hệ thống mạch máu (viêm động mạch thái dương, viêm mao mạch dị ứng…).
Mệt mỏi, đau khớp, đau cơ, đau bụng, đau ngực, nhức đầu, phát ban,suy nhược, tê tay.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm huyết thanh, chụp X-quang và sinh thiết là sinh thiết có thể giúp chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang, xét nghiệm huyết thanh.
Phụ thuộc vào loại bệnh cụ thể và cơ quan bị ảnh hưởng. Thuốc được sử dụng thường là thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn hoặc Aleve), Acetaminophen (Tylenol), và các loại thuốc chống viêm mạnh hơn như: Corticosteroid (Prednisone), Methotrexate, liệu pháp sinh học và/hoặc liệu pháp miễn dịch.