Là hiện tượng ứ mật trong gan trong quá trình mang thai, do dòng chảy của mật từ túi mật tới ruột non bị làm chậm lại hoặc bị chặn. Rối loạn này thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ. Bệnh không gây nguy hiểm cho người mẹ nhưng có thể gây hại cho thai nhi. Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc rối loạn này: Tiền sử gia đình có người mắc rối loạn này, mang đa thai (sinh đôi, sinh ba,...) và tổn thương gan trước đó ở người mẹ.
Ngứa, vàng da hoặc mắt, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau hạ sườn phải, phát ban hoặc sốt trong một số trường hợp ứ mật do thuốc, phân màu đất sét hay màu trắng, nước tiểu sẫm màu.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Các xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan.
Siêu âm để loại trừ các nguyên nhân khác của bệnh vàng da (như sỏi mật).
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm Lipase, siêu âm thai.
Nội soi chụp mật tụy ngược dòng (ERCP).
Mục đích của điều trị là giảm các triệu chứng (kể cả thuốc chống ngứa) và sinh sớm khi phổi của bào thai đã hoàn thiện.