Ung thư đại tràng có thể phát triển từ một số loại khối u lành tính, như u tuyến. Ung thư đại tràng thường phát triển chậm, nhưng có thể đạt kích thước rất lớn. Bệnh gây tắc nghẽn đường ruột và/hoặc di căn đến các cơ quan lân cận, đặc biệt là gan. Nội soi giúp phát hiện bệnh. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có nhiều cơ hội sống sót.
Ung thư đại tràng thường chỉ gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Bên cạnh tuổi tác, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng và bệnh Crohn), lịch sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng hoặc u tuyến, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ, lối sống ít vận động, sử dụng rượu, hút thuốc. Vấn đề chủng tộc cũng góp phần vào nguyên nhân gây bệnh, như tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là ở người Alaska bản địa và thấp nhất ở Tây Ban Nha và Philippines.
Đau bụng, đầy bụng, buồn nô, nôn, táo bón, mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do, thiếu máu, phân lẫn máu.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Nội soi đại tràng, sinh thiết đại tràng để xác định chẩn đoán.
Các xét nghiệm bổ sung bao gồm: Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) và/hoặc chụp cắt lớp phát xạ (PET Scan) để xác định di căn.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh:
Phẫu thuật cắt bỏ khối u nếu chưa di căn.
Hóa trị và xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, kiểm soát sự phát triển của khối u và làm giảm triệu chứng của bệnh (đối với trường hợp khối u đã di căn).
Ung thư ruột già là một trong những ung thư thường xuyên và nguy hiểm nhất tại Hoa Kỳ. Mỗi năm trên nước Mỹ hơn 130.000 người bị ung thư ruột già và trong số này gần một nửa sẽ tử vong trong một thời gian ngắn sau khi bệnh được phát hiện.
Nếu so với các loại ung thư khác, ung thư ruột già đứng hàng thứ 2 về số tử vong hàng năm, sau ung thư phổi. Người ta ước đoán khoảng 6% dân số sống tại Hoa Kỳ sẽ bị ung thư ruột già, và 6 triệu người đang sống trên nước Mỹ sẽ tử vong vì căn bệnh này. Điều đáng ngại nhất là trong số những bệnh nhân này, tỷ lệ người Á châu càng ngày càng tăng nhanh.
Ruột già dài khoảng 1,2m, được chia thành đại tràng lên (Ascending colon), đại tràng ngang (Tranverse colon), đại tràng xuống (Ascending colon), đại tràng sigma (Sigmoid colon) và đoạn cuối cùng (khoảng 15 đến 20 cm) là trực tràng (Rectum). Tuy trực tràng vẫn được xem là một phần của ruột già, ung thư trực tràng có một số đặc tính khá đặc biệt.
Ung thư xảy ra khi một tế bào nào đó trong cơ thể của chúng ta bỗng dưng trở nên 'hoang dại', sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng vượt khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các nhiễm sắc thể. (Nhiễm sắc thể với tên khoa học là ADN nằm trong nhân của tế bào chứa đựng những đặc tính di truyền của mỗi một cá nhân). Vì thế, tế bào ung thư sẽ tăng trưởng từ 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành 8, 8 thành 16… một cách rất nhanh và vô trật tự. Nếu đó là tế bào da, ta bị ung thư da; nếu đó là tế bào ruột ta bị ung thư ruột.
Thông thường ung thư ruột phát xuất từ một tế bào nào đó trên màng ruột già. Ban đầu chỉ là bướu nhỏ và từ từ lớn dần và từ đó biến dạng thành ung thư. Bướu lớn hơn 2 cm bắt đầu biến dạng thành tế bào ung thư. Trong một vài trường hợp hiếm hoi hơn, ung thư ruột hình thành một cách trực tiếp mà không qua trạng thái bướu ruột như đã trình bày ở trên.
Trong trường hợp này, tế bào ung thư không mọc lên như những nấm nhỏ mà chỉ "nhô" lên một chút hay đôi khi bị lõm xuống, nên rất khó định bệnh. Ngay cả khi soi ruột già hoặc chụp hình quang tuyến, bệnh có thể không được phát hiện trong những giai đoạn đầu. Đáng kể hơn, loại ung thư này có khuynh hướng phát triển nhanh chóng và lan tràn qua những cơ quan khác một cách dễ dàng hơn.
Việc chữa trị ung thư ruột già tùy vào việc ta phát hiện được ung thư sớm hay muộn, nó còn tại chỗ hay đã ăn sâu xuống, lan đi xa. Ung thư tiến triển qua 5 giai đoạn (Hệ thông phân giai đoạn Dukes):
A: khi ung thư còn ở nông trên lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc ruột già.
B1: ung thư lan vào cơ.
B2: ung thư xuống vào hoặc qua màng thanh dịch.
C: ung thư di căn đến các hạch bạch huyết vùng.
D: ung thư di căn xa đến các cơ quan khác như gan, phổi, ...
Trước khi điều trị, để biết ung thư đã di căn đến đâu, cần soi toàn ruột già (nếu chưa soi), chụp phim ngực, chụp CT bụng và vùng chậu.
Phát hiện sớm trong giai đoạn A, khi ung thư mới còn trên lớp niêm mạc, chưa ăn sâu xuống lòng của ruột già, điều trị sẽ đơn giản, phẫu thuật cắt bỏ ung thư là xong, và tỉ lệ sống thêm 5 năm (5 - year survival rate) của người bệnh rất cao, trên 90%.
Dù vậy, vẫn cần theo dõi sát trong vòng 5 năm đầu sau khi mổ cắt bướu ung thư thành công, bằng cách đo chất CEA trong máu (Carcinoembryonic antigen, một chất tăng cao trong máu khi có ung thư ruột già) 3 tháng/lần, khám bệnh đều 6 tháng/lần, và soi lại hoặc chụp phim ruột già 3 năm/lần.
Ở các giai đoạn B và C, sau khi phẫu thuật cắt bỏ ung thư, thường phải trị liệu thêm bằng tia xạ (Radiation therapy) và điều trị hóa học (Chemotherapy), với hy vọng tiêu diệt hết những tế bào ung thư chưa cắt bỏ hết được.
Còn để quá muộn, khi ung thư đã sang giai đoạn D, di căn xa đến cả các cơ quan khác, điều trị chủ yếu là hóa trị liệu (Chemotherapy), dùng những thuốc có tác dụng diệt ung thư, nhờ thuốc đến mọi nơi trong cơ thể có tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Việc này không thành công nhiều, và tỉ lệ sống thêm 5 năm của người bệnh chỉ khoảng 5%.