Ung thư hậu môn là sự hình thành tế bào ác tính trong các mô của hậu môn. Nhiễm virus u nhú (HPV) ở người là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Ung thư hậu môn thường được phát hiện sớm và hiếm khi di căn tới các khu vực khác của cơ thể.
Đau hậu môn, đau bụng, táo bón, mệt mỏi, phân có máu, khuôn phân dẹt.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể, quét CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) và nội soi đại tràng để xác định mức độ của bệnh và tình trạng di căn.
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Phụ thuộc vào mức độ của bệnh, nhưng có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ hậu môn, hóa trị và/hoặc xạ trị.
Ống hậu môn được mô tả là đoạn dài khoảng 2,5 - 3cm tính từ bờ hậu môn đến đường hậu môn trực tràng (đường lược). Nhưng về lâm sàng, người ta xác định ống hậu môn phẫu thuật lên cao hơn đường lược, bao gồm phần ống chứa các cột hậu môn.
Về phương diện giải phẫu, ung thư ống hậu môn là ung thư trực tràng đoạn đáy chậu. Ung thư ở ống hậu môn thường là ung thư biểu mô lớp Malpighi với các hình ảnh đại thể như: thể sùi, thể loét hay thể chai.
Điều trị ung thư hậu môn phụ thuộc vào loại khối u và giai đoạn phát triển của nó. Có 3 loại điều trị:
Phẫu thuật, có thể thực hiện bằng phẫu thuật lazer (thường được cho giai đoạn 0 đến II).
Xạ trị (thường trong giai đoạn II trở đi).
Hóa trị liệu (thường cho giai đoạn II trở đi).
Việc phẫu thuật cắt bỏ khối u và các mô khác liên quan ở xung quanh khối u đó có thể được thực hiện trong trường hợp giai đoạn 0 của ung thư, khi mà các khối u còn chưa di căn và chưa ảnh hưởng đến các cơ thắt hậu môn. Ở giai đoạn muộn hơn, khi mà các khối u đã lan ra, các bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ tiến hành phẫu thuật thông qua bụng - đáy chậu để cắt bỏ các mô bị ảnh hưởng, các hạch bạch huyết hay các phần trong các cơ quan tổ chức ở bụng.
Quy trình này đòi hỏi có hậu môn giả, nơi mà hậu môn đã bị cắt bỏ và chất thải được chuyển ra ngoài theo hướng từ ruột kết thông qua một ống mở đã được tạo nên sau phẫu thuật, qua thành bụng, và qua một túi để bên ngoài. Phẫu thuật thành bụng - khung chậu thường ít được sử dụng bởi vì xạ trị liệu và hóa trị liệu là có hiệu quả và không đòi hỏi phải có hậu môn giả.
Sự cắt bỏ này có thể gây ra chứng hẹp hậu môn (hẹp ống hậu môn) và để lại sẹo mô. Đôi khi phẫu thuật đòi hỏi phải nới rộng hậu môn và khôi phục lại những chức năng riêng của nó.
Xạ trị liệu, là cách làm teo lại các khối u bằng các sóng năng lượng (chẳng hạn như bằng tia X) được thực hiện với nguồn bức xạ từ bên ngoài hoặc các ống phóng xạ được cấy vào bên trong.
Điều trị phóng xạ bên trong sử dụng các ống phóng xạ (liệu pháp tia phóng xạ để gần) đòi hỏi phải đặt vào một ống được bao phủ bởi plastic chứa các hạt phóng xạ, đặt bên trong hậu môn (như các viên thuốc nhỏ), gần các mô ung thư, để làm các mô này teo lại.
Các hạt này không ra ngoài trong một thời gian dài thích hợp, có thể là để cố định lâu dài, và đòi hỏi một số cuộc kiểm tra từ bác sĩ. Xạ trị liệu cũng có thể được kết hợp với hóa trị liệu. Xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm mất khả năng điều khiển của các cơ vòng (không tự chủ đại tiện), lên màu da, và mệt mỏi.
Hóa trị liệu sử dụng điều trị bằng thuốc để hủy diệt tế bào ung thư. Thuốc thường được sử dụng để điều trị ung thư hậu môn bao gồm 5-Fluorouracil (5-FU) - một loại thuốc ngăn ngừa tăng trưởng tế bào, Mitomycin (kháng sinh ức chế tăng trưởng các tế bào ung thư) và Cisplatin, đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Hóa trị liệu là một điều trị cơ thể, thuốc được đưa vào và di chuyển khắp cơ thể để hủy diệt tế bào ung thư bất cứ nơi nào chúng có mặt. Tất cả những loại thuốc trên (thuốc đặc trị chống ung thư) kiềm chế sự sản sinh ra các tế bào và axit Deoxyribonucleic (ADN), là những yếu tố cần thiết cho việc tăng trưởng tế bào và phân chia tế bào. Sự ngừng lại của tăng trưởng tế bào sẽ đem lại kết quả làm các khối u teo bé lại.
Liệu pháp điều trị bằng thuốc và hóa chất có thể gây ra những tác dụng phụ cấp tính, bao gồm buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sốt, tiêu chảy và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Một vài loại thuốc có những tác dụng phụ đặc trưng. 5-Fluorouracil có thể làm giảm số lượng bạch cầu, gây loét, và một số vấn đề khác có thể nhìn thấy được. Mitomycin có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tủy xương, thận, màng nhầy, gây độc cho phổi cũng như làm mất chức năng của thận. Cisplatin có thể gây ra các vấn đề về nghe, gây nên sự mất phương hướng nghiêm trọng, các phản ứng quá mẫn (sốc dị ứng), bao gồm hội chứng hô hấp nguy cấp và sưng tấy.