Là sự phát triển của các tế bào ung thư trong thận. Ở người lớn, ung thư biểu mô tế bào thận là dạng phổ biến nhất của ung thư thận và phát sinh từ các ống thận. Phẫu thuật là biện pháp điều trị chính. Ung thư biểu mô tế bào thận thường không đáp ứng với xạ trị và hoá trị, một số trường hợp đáp ứng với liệu pháp miễn dịch. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: lịch sử gia đình có người bị ung thư thận, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, nam giới, đã điều trị lọc máu. Dạng ung thư thận phổ biến ở trẻ em là khối u Wilms.
Đau bụng, nước tiểu có màu bất thường (đen, màu gỉ sắt hoặc nâu), đau lưng, đái ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, phì đại bìu, đau sườn, sưng hay phì bụng.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Kiểm tra hình ảnh như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang thận qua tĩnh mạch (IVP), động mạch (Renal Arteriography), để xác định các khối u và mức độ bệnh.
Sinh thiết xác định chẩn đoán.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), phân tích nước tiểu (UA).
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của thận là biện pháp điều trị chính, có thể phải cắt bỏ cả bàng quang và các hạch bạch huyết quanh thận. Xạ trị và hóa trị thường không có hiệu quả, trừ phi các khối u đã được loại bỏ bằng phẫu thuật.
Nhiều bệnh nhân có hội chứng thần kinh da, như hội chứng Von Hippel Lindau, hoặc bệnh xơ cứng não củ Bourneville có thể có ung thư thận. Những bệnh nhân suy thận được chạy thận nhân tạo nhiều năm có thể có nang thận kèm theo ung thư thận.
Phân loại ung thư thận theo TNM, theo đó:
T (Tumor: Khối u):
Tx: Không xác định được u nguyên phát
T0: Không có bằng chứng u
T1: U có kích thước < 7cm, khu trú trong thận
T2: U có kích thước >7cm, khu trú trong thận
T3: U lan ra đến tĩnh mạch lớn hoặc thâm nhiễm tuyến thượng thận hoặc tổ chức mỡ quanh thận, nhưng chưa lan ra khỏi cân Gerota.
T3a: U xâm nhiễm tuyến thượng thận hoặc bao mỡ quanh thận, nhưng chưa xâm lấn cân Gerota.
T3b: U xâm lấn vào tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ dưới cơ hoành
T3c: U xâm lấn vào tĩnh mạch chủ trên cơ hoành
T4: U xâm lấm ra ngoài cân Gerota.
N (Node: hạch): Hạch Lympho vùng là những hạch ở rốn thận, quanh động mạch và tĩnh mạch chủ bụng. Việc xâm lấn phía đối diện không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn phân loại N.
Nx: Không xác định được hạch di căn
N0: Không có hạch di căn
N1: Di căn 1 hạch vùng
N2: Di căn nhiều hơn 1 hạch vùng
M (Metastasis: di căn)
Mx: không xác định được di căn xa
M0: Không có di căn xa
M1: Di căn xa
Phương pháp được chọn lựa là phẫu thuật cắt thận kèm bóc hạch, cắt bỏ tuyến thượng thận, kèm lấy bỏ tổ chức mỡ quanh thận, cắt mạch máu buồng trứng hoặc mạch máu thừng tinh và cắt toàn bộ niệu quản sau khi lấy bỏ huyết khối tĩnh mạch. Đây là phương pháp kinh điển.
Cắt bỏ thận để điều trị triệu chứng trong trường hợp chảy máu nhiều.
Di căn một vị trí cần được phẫu thuật để lấy bỏ.
Cắt thận một phần: Trong trường hợp ung thư trên 1 thận hoặc u nhỏ.
Làm tắc mạch động mạch thận: Đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật được.
Tia xạ: áp dụng trong trường hợp có di căn vào xương.
Hoá trị liệu: Một số hoá chất chống ung thư đã được sử dụng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả cao.
Miễn dịch trị liệu: Nhiều tác giả hiện nay đang sử dụng các Cytokin như Interferon, Interleukin để điều trị có hiệu quả khá tốt.
Hormon trị liệu: Một số tác giả sử dụng Progesteron, Androgen, Antiestrogen để điều trị, nhưng hiệu quả chưa rõ ràng.
2. Các phương pháp điều trị
Cắt thận toàn bộ:
Chỉ định. Đây là phương pháp được chọn lựa hàng đầu trong điều trị ung thư thận nhằm mục đích chữa khỏi cho bệnh nhân nếu giai đoạn sớm hoặc nhằm mục đích điều trị triệu chứng (đau, đái máu) ở giai đoạn muộn. Ngay cả ung thư thận đã có di căn (hạch, gan, não) cắt thận toàn bộ vẫn có chỉ định nhằm mục đích làm chậm quá trình phát triển của khối di căn, kéo dài đời sống của bệnh nhân.
Nguyên tắc: Phẫu thuật bao gồm cắt thận toàn bộ kèm bóc hạch, cắt bỏ tuyến thượng thận, lấy bỏ tổ chức mỡ quanh thận, cắt mạch máu buồng trứng hoặc mạch máu thừng tinh và cắt toàn bộ niệu quản sau khi lấy bỏ huyết khối tĩnh mạch. Đây là phương pháp kinh điển. Đường mổ phải đủ rộng để có thể tiếp cận cuống mạch được dễ dàng và lấy hết được toàn bộ khối u và tổ chức mỡ quanh thận cũng như mạch thận. Đường mổ hay được sử dụng là đường dưới sườn xuyên phúc mạc.
Cắt thận không điển hình
Cắt bỏ thận để điều trị triệu chứng trong trường hợp chảy máu nhiều hoặc gây đau.
Di căn một vị trí cần được phẫu thuật để lấy bỏ.
Cắt thận một phần: trong trường hợp ung thư trên 1 thận hoặc u nhỏ.
Làm tắc mạch động mạch thận. Đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật được.
Tia xạ. Chỉ là phương pháp điều trị tạm thời, áp dụng trong trường hợp có di căn vào xương, nhằm mục đích giảm đau.
Hoá trị liệu. Một số hoá chất chống ung thư đã được sử dụng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả cao và cũng chỉ áp dụng điều trị tạm thời.
Miễn dịch trị liệu. Nhiều bác sĩ hiện nay đang sử dụng các Cytokin như Interferon, Interleukin để điều trị có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng giá thuốc còn rất đắt.
Hormon trị liệu. Một số bác sĩ sử dụng Progesteron,Androgen, Antiestrogen để điều trị, nhưng hiệu quả chưa rõ ràng.