Ung thư túi mật là sự tăng trưởng của các tế bào bất thường trong túi mật. Những tế bào này phát triển và tạo thành khối u. Đây là dạng ung thư hiếm gặp, xảy ra ở phụ nữ hơn là nam giới và ở những người bị sỏi mật.
Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, đau hạ sườn phải, buồn nôn, nôn mửa, vàng da và mắt (bệnh vàng da).
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, nội soi chụp mật tụy ngược dòng ERCP, CT Scan hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Sinh thiết mô để xác định chẩn đoán.
Xét nghiệm Lipase máu, xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), phân tích nước tiểu (UA).
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị được xác định bởi kích thước và vị trí của khối u. Có thể kết hợp các phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Nữ giới ở độ tuổi hơn 60 dễ mắc bệnh, và tiên lượng không tốt, tỉ lệ sống 5 năm đạt 3%. So với ung thư phổi, ung thư dạ dày, thì tỉ lệ phát của bệnh ung thư túi mật có xu hướng tăng cao.
Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có tiên lượng xấu. Ở Việt Nam trước đây, ung thư túi mật ít được đề cập đến do thiếu phương tiện phát hiện, chỉ có một số trường hợp phát hiện qua phẫu thuật đường mật tụy. Hiện nay nhờ phương tiện siêu âm, chụp cắt lớp, chụp đường mật ngược và đặc biệt với sự phổ biến của phẫu thuật nội soi, ngày càng có nhiều báo cáo về ung thư mà trước đó hoàn toàn không có dấu hiệu nào nghi ngờ trước và trong khi mổ. Đây là một loại ung thư hiếm gặp nhưng điều trị khó do ung thư lan rộng, nhanh, và thường di căn vào các cơ quan kế cận, nhất là vào gan làm cho việc cắt bỏ vô cùng khó khăn.
Phẫu thuật ung thư túi mật:
Ung thư túi mật giai đoạn đầu thường chọn phẫu thuật làm liệu pháp đầu tiên. Chỉ cần tình trạng thông thường của bệnh nhân cho phép, nên mau chóng tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật, và căn cứ vào kết quả bệnh lý để quyết định có phẫu thuật cắt bỏ triệt để hay không.
Thông thường, khi biến chứng có xâm lấn đến tầng cơ, nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ trên diện tích rộng, bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tổ chức bệnh ở gan gần túi mật và các tổ chức mềm của dây chằng tá tràng và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hạch dẫn đến vùng túi mật; khi nghi ngờ ống mật bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư có thể xem xét cắt bỏ đường dẫn mật ngoài gan. Đối với điều trị ung thư túi mật giai đoạn cuối, cần căn cứ vào tình trạng cụ thể để phân tích chính xác. Thông thường, bệnh nhân có di căn hạch, tiến hành phẫu thuật đơn thuần thì tỷ lệ sống thêm không đáng kể.
Hóa trị đối với ung thư túi mật:
Hiện nay, liệu pháp hóa trị đã được biết đến nhưng không phải là liệu pháp hiệu quả cao trong điều trị ung thư túi mật. Thuốc dùng trong điều trị ung thư đường tiêu hóa có thể lựa chọn làm liệu pháp tham khảo.Thuốc tăng cường miễn dịch có thể là phương pháp bổ trợ quan trọng trong điều trị ung thư túi mật.
Xạ trị đối với ung thư túi mật:
Xạ trị có thể khống chế sự phát triển nhanh chóng của các tế bào tái phát hoặc còn sót lại tại chỗ tổ chức ung thư, kéo dài tương đối thời gian sống thêm của bệnh nhân.
Điều trị gen đích đối với ung thư túi mật. Điều trị gen đích nhằm vào vị trí có biến chứng của ung thư túi mật, sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp tương ứng, thuốc được dẫn vào cơ thể sẽ tiêu diệt có tính chọn lọc đối với các tế bào ung thư.
Điều trị Đông y đối với ung thư túi mật. Nhằm vào cơ chế bệnh lý của ung thư túi mật, kết hợp với các loại thuốc kháng ung thư đặc biệt, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu diệt tế bào ung thư. Đông y đồng thời đối với điều trị tại chỗ trước mắt, cần chú ý đến việc điều tiết cân bằng chức năng cơ thể. Thông qua hình thức uống hoặc truyền vào động mạch để phục hồi sức khỏe, ích khí, dưỡng huyết, điều hòa dạ dày, khiến cho bệnh nhân vừa có thể nâng cao khả năng miễn dịch, vừa đề kháng được với các tế bào ung thư.