Tóm tắt bệnh Ung thư tuyến nước bọt

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • U tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là một bệnh ung thư hiếm gặp, có thể bắt đầu trong bất kỳ bộ phận nào thuộc tuyến nước bọt như ở cổ, miệng hoặc cổ họng.

Triệu chứng

  • Tuyến nước bọt tạo ra nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa và giữ ẩm miệng.

  • Có 3 cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía sau hàm - mang tai, dưới lưỡi và dưới xương hàm dưới.

  • Nhiều tuyến nước bọt nhỏ ở trong môi, bên trong má và cả miệng và cổ họng.

Chẩn đoán

  • Ung thư tuyến nước bọt của bệnh ung thư thường xảy ra ở các tuyến mang tai, mà chỉ là ở phía trước của tai.

  • Các khối u tuyến nước bọt chiếm vào khoảng 0,2 - 0,6% của tất cả các loại khối u và khoảng 2 - 4% khối u vùng đầu cổ.

  • Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 0,6 - 0,7 trường hợp u tuyến nước bọt mới mắc/100.000 dân.

Điều trị

  • Sưng trên hoặc gần hàm hoặc ở cổ hoặc miệng.

  • Tê một phần của khuôn mặt.

  • Yếu cơ một bên của khuôn mặt.

  •  Đau dai dẳng trong khu vực của tuyến nước bọt.

  •  Khó nuốt.

  • Khó chịu khi mở miệng rộng.

Tổng quan bệnh Ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là một bệnh ung thư hiếm gặp, có thể bắt đầu trong bất kỳ bộ phận nào thuộc tuyến nước bọt như ở cổ, miệng hoặc cổ họng.

Tuyến nước bọt tạo ra nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa và giữ ẩm miệng. Có 3 cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía sau hàm - mang tai, dưới lưỡi và dưới xương hàm dưới. Nhiều tuyến nước bọt nhỏ ở trong môi, bên trong má và cả miệng và cổ họng.

Tuyến nước bọt của bệnh ung thư thường xảy ra ở các tuyến mang tai, mà chỉ là ở phía trước của tai. Các khối u tuyến nước bọt chiếm vào khoảng 0,2 - 0,6% của tất cả các loại khối u và khoảng 2 - 4% khối u vùng đầu cổ. Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 0,6 - 0,7 trường hợp u tuyến nước bọt mới mắc/100.000 dân.

Điều trị bệnh

1. Phẫu thuật

Sự khỏi bệnh và chất lượng cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào chỉ định điều trị và kinh nghiệm của phẫu thuật viên; vì vậy bệnh nhân phải được giải thích trước về cách phẫu thuật, nguy cơ bệnh nhân phải chịu liệt dây mặt và phải có sự đồng ý của bệnh nhân.

  • Đối với khối u:

    Khi phát hiện được khối u tuyến nước bọt thì đều có chỉ định phẫu thuật, không nên chỉ lấy u (nhân) đơn thuần, lấy bỏ thuỳ nông trong những trường hợp khối u ở thuỳ bên (hay gặp). Cắt bỏ toàn bộ tuyến trong những trường hợp khối u ở thuỳ sâu cùng với phẫu tích bảo tồn dây thần kinh mặt và các nhánh của nó. Phẫu thuật cắt tuyến "thăm dò" tối thiểu nhằm để chẩn đoán và điều trị.Toàn bộ bệnh phẩm được kiểm tra bằng phương pháp cắt lạnh (sinh thiết tức thì):

    • Nếu lành tính: U nhỏ thì dừng lại, nếu u lớn cắt u còn tiếp cận hoặc u nhỏ ở thuỳ sâu thì cắt bỏ hoàn toàn tuyến nước bọt.

    • Nếu ác tính: Cắt bỏ toàn bộ tuyến mang tai bất kể vị trí kích thước, bảo tồn dây thần kinh mặt. Trường hợp u xâm lấn rộng vào da, cơ... có thể phải phẫu thuật tạo hình ngay sau khi cắt bỏ rộng.

  • Đối với dây thần kinh mặt:

    Bảo tồn dây thần kinh mặt là một nguyên tắc phẫu thuật. Sự phẫu tích có thể khó hoặc dễ thực hiện. Sự kém cỏi trong động tác là hay can thiệp thô bạo (kéo dài dây thần kinh, kẹp, đốt điện) có thể gây ra liệt.

    • Sự hy sinh một hay nhiều nhóm dây thần kinh mặt được chỉ định trong những trường hợp: Ung thư xâm lấn vào dây thần kinh do nhận định trên lâm sàng và giải phẫu bệnh (dấu hiệu liệt mặt trước khi mổ).

    • Đối với ung thư biểu mô tuyến nang đã xâm lấn vào dây thần kinh thì phẫu thuật cắt bỏ dây VII được chỉ định và cắt bỏ tới tổ chức lành, được kiểm tra bằng sinh thiết tức thì (vì lý do ở thể này u xâm nhiễm vào vỏ dây thần kinh và tái phát ở xa của vùng phẫu thuật).

    • Các trường hợp bị đứt hoặc cắt đoạn dây VII có thể ghép dây thần kinh, thông thường người ta lấy dây thần kinh tai lớn hoặc thần kinh da - đùi (sự phục hồi khoảng tháng thứ 8 đến tháng thứ 12). Chống chỉ định ghép thần kinh trong các trường hợp ung thư xâm lấn rộng.

  • Đối với hệ hạch:

    • Trường hợp không sờ thấy hạch: vét hạch cổ chọn lọc – sinh thiết tức thì nếu (+) vét hạch cổ chức năng.

    • Trường hợp sờ thấy hạch nhỏ: vét hạch cổ chức năng.

    • Trường hợp hạch to đường kính > 6cm: vét hạch cổ triệt căn.

  • Đối với u tái phát:

    Thường phẫu thuật khó khăn, đặc biệt là phẫu thuật bảo tồn dây VII. Có thể phải phẫu thuật vào xương chũm để tìm gốc dây thần kinh hoặc tìm từ nhánh nhỏ ngoại biên (sử dụng kính phóng đại và máy kích thích thần kinh).

2. Điều trị tia xạ

Là chỉ định điều trị hỗ trợ: được áp dụng khá rộng rãi sau phẫu thuật đặc biệt các trường hợp phẫu thuật nghi ngờ tiếp cận u, u ở thuỳ sâu, xâm nhiễm ra ngoài, hoặc thể giải phẫu bệnh loại ít thuận lợi (ung thư ít biệt hoá) có di căn hạch xâm nhiễm vào dây thần kinh.

Chỉ định tia xạ được áp dụng khi: u nhỏ, biệt hoá cao, u ở thuỳ nông, phẫu thuật rộng và không di căn hạch. Không tia xạ với các khối u lành.

  • Tia xạ đơn thuần: chỉ áp dụng khi điều trị triệu chứng hay Lymphome malin biểu hiện ở tuyến mang tai.

  • Hệ hạch cổ: N0 không cần tia xạ hạch cổ. Nếu di căn hạch thì tia xạ hệ hạch cổ.

Các câu hỏi liên quan bệnh Ung thư tuyến nước bọt