Vòm họng là đoạn nối mũi với họng. Ung thư vòm họng có thể phát triển nhanh hoặc chậm. Ung thư phát triển nhanh có thể phá hủy các mô bình thường ở xung quanh và lan sang các khu vực khác của cơ thể (di căn). Người châu Á và Bắc Phi có nguy cơ bị ung thư vòm họng cao. Hút thuốc, uống rượu quá nhiều, không khí ô nhiễm và nhiễm độc mũi - họng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Bệnh rất khó được phát hiện và thông thường, khi phát hiện, khối u đã phát triển lớn.
Chảy nước mũi, đau mũi, đau xoang, viêm xoang tái diễn, đau đầu và cổ, sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) khi nghi ngờ ung thư.
Xét nghiệm sợi quang (Fiber-optic), sinh thiết tế bào vòm họng để xác định chẩn đoán.
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh, có thể bao gồm: hóa trị, xạ trị và/hoặc phẫu thuật.
Bệnh ung thư vòm họng ở nước ta có tỷ lệ cao, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Nhưng các triệu chứng lại không điển hình, hầu hết là các triệu chứng của các cơ quan lân cận như: tai, mũi, thần kinh, hạch… do đó việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để cứu sống bệnh nhân.
Thế giới: Ung thư vòm mũi họng xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Châu Phi và một số nước Đông Nam Á, rất hiếm gặp ở Châu Âu, Châu Mỹ. Đặc biệt là vùng Quảng Đông (Trung Quốc) gặp nhiều với tỷ lệ: 30 - 45 bệnh nhân/100.000 dân/năm. Người ta còn gọi ung thư vòm họng là u.
Việt Nam: Vẫn chưa có một thống kê đầy đủ, chính xác. Nhưng theo thống kê của Bệnh viện K - Hà Nội (1998) thì ung thư vòm họng đứng hàng thứ 5 sau ung thư phổi, tử cung, buồng trứng, vú, ung thư gan và là bệnh đứng đầu trong các ung thư vùng đầu, cổ với tỷ lệ: 9 - 10 bệnh nhân/100.000 dân/năm.
Giới tính: Hay gặp ở nam giới, tỷ lệ nam/nữ: 2 - 3/1.
Tuổi: Bệnh thường xuất hiện từ 20 tới 65 tuổi, sau 65 tuổi tỷ lệ bệnh giảm dần.
Từ đó cho đến nay, cùng với những tiến bộ của các ngành khoa học trong đó có Y học đã giúp các nhà nghiên cứu, các bác sĩ tìm ra được nhiều phương pháp khác với những hiệu quả khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư vòm họng:
Xạ trị đơn thuần:
Chỉ định cho các giai đoạn sớm T1, T2, N0, N1, M0
Kỹ thuật xạ trị: Dùng liều 2Gy ngày, 10Gy tuần, tổng liều xạ cho T1, T2: 65 - 70Gy; N0: 50Gy; N1: 60 - 65Gy.
Hoá trị kết hợp với xạ trị:
Chỉ định cho các giai đoạn muộn T3, T4, N2, N3 và một số trường hợp M1.
Các hoá chất chủ yếu theo phác đồ 5FU kết hợp với Cisplatine, ba đợt sau đó chuyển sang xạ trị phối hợp.
Kỹ thuật xạ trị như trên, tổng liều xạ cho T3, T4 từ 70 - 75Gy; N2, N3 trung bình 65 - 70Gy, thời gian 7 - 8 tuần.
Phẫu thuật
Chỉ định cho các trường hợp hạch còn sót lại sau xạ trị 2 tháng.