Là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong xương. Những khối u này có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (phát triển chậm, không phải ung thư). Ung thư bắt đầu ở cơ quan khác như vú hoặc phổi và đi vào xương là tình trạng di căn và không được coi là ung thư xương. Các khối u xương lành tính thường gặp nhất là u nội sụn, u xương sụn, u xơ không cốt hóa, u nguyên bào sụn, u xương dạng xương, u nguyên bào xương, u sụn quanh xương, u đại bào và u sợi nhầy sụn. Các bệnh ung thư xương ác tính phổ biến nhất là sarcom sụn, sarcom Ewing, sarcom sợi và sarcom xương. Không biết chính xác nguyên nhân gây ung thư xương nhưng nguy cơ mắc bệnh gia tăng ở những người tiếp xúc nhiều với bức xạ. Những khối u này có thể xảy ra ở bất kỳ phần xương nào trong cơ thể nhưng thường ảnh hưởng đến tay và chân.
Đau và sưng ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Gãy xương có tổn thương nhỏ, đôi khi được gọi là "gãy xương bệnh lý".
Giảm cân không lý do, mệt mỏi quá mức.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Kiểm tra hình ảnh bằng các xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ (PET) và X- quang.
Sinh thiết mô bệnh học (thực hiện trong phòng phẫu thuật).
Điều trị phụ thuộc vào loại ung thư:
Khối u lành tính không cần điều trị.
Điều trị các bệnh ung thư ác tính bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương, hay gặp nhất là ung thư tế bào liên kết tạo xương và tạo sụn. Ung thư xương hay gặp ở lứa tuổi trẻ, trong đó, trẻ nam gặp nhiều hơn trẻ nữ và hiếm gặp ở các lứa tuổi khác, tỷ lệ khoảng 0,5% so với toàn bộ các ung thư.
2. Phân loại:
Phân loại ung thư xương về tổ chức học:
Ung thư tạo xương
Ung thư tạo sụn
Bệnh sarcom sụn
Bệnh sarcom sụn trung mô
U tế bào khổng lồ ác tính
Bệnh sarcom Ewing
Ung thư mạch máu
Ung thư tế bào ngoại mạch
Ung thư tế bào mạc ngoại
Bệnh sarcom mạch máu.
Ung thư tế bào liên kết xương
Bệnh sarcom sợi
Bệnh sarcom mỡ
U trung mô ác tính
Các loại u khác:
U nguyên sống
U men ở các xương dài.
Trong đó, bệnh sarcom tạo xương thường gặp nhất.
Trước năm 1970, ung thư xương là loại bệnh có kết quả điều trị kém. Hầu hết bệnh nhân chết do di căn phổi.
Từ những năm 1970 trở lại đây, thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể do áp dụng phối hợp điều trị phẫu thuật và hóa chất. Ung thư xương hiện nay được coi là điều trị được, kết quả sống sau 5 năm từ 60-70%. Điều trị hóa chất đóng vai trò chủ yếu trong việc thay đổi tiên lượng của ung thư xương.
1. Điều trị hóa chất ung thư xương.
Có 2 phương thức điều trị hóa chất (trước mổ và sau mổ) và có nhiều hóa chất được sử dụng như Cisplatin, Ifossamid, Adriamicin và đặc biệt là liều cao Methotrexat phối hợp với Axit Folic có tỷ lệ đáp ứng cao nhất.
Điều trị hóa chất trước mổ. Sử dụng hóa chất trước mổ trong vòng 3 tháng, bệnh có thể sẽ được mổ vào ngày thứ 8 sau khi sử dụng Methotrexat đợt cuối cùng. Điều trị hóa chất trước mổ có nhiều ưu điểm:
Có đủ thời gian và điều kiện đánh giá mức độ đáp ứng của ung thư đối với hóa chất qua xét nghiệm mô bệnh học và độ thu nhỏ của u để góp phần tiên lượng bệnh.
Kiểm soát các vi di căn mà khi chẩn đoán không phát hiện được.
Thu nhỏ khối u nguyên phát tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật bảo tồn chi.
Thời gian điều trị hóa chất là khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị cho cuộc mổ bảo tồn (ghép xương, thay xương giả) hoặc thảo luận với người bệnh về khả năng cắt cụt chi.
Thông thường, người lớn khó chấp nhận liều cao Methotrexat hơn trẻ em. Vì vậy, liều dùng một đợt không vượt quá 8g cho 1m2 da. Sử dụng Methotrexat có phối hợp với Axit Folic cho tỷ lệ đáp ứng 35%. Phác đồ sử dụng hóa chất hiện nay là phối hợp Axit Folic + Methotrexat + Vincristin, mỗi đợt 21 ngày và chỉ dùng thuốc vào 3 ngày đầu. Tất cả các thuốc đều dùng đường tĩnh mạch, riêng Axit Folic có thể dùng đường tĩnh mạch hoặc uống. Ngoài phác đồ trên, có thể dùng phác đồ AC (Adriablastine/Cisplatine) và một số phác đồ khác.
Điều trị hóa chất sau mổ. Sử dụng hóa chất sau mổ có nhiều nhược điểm so với trước mổ, nhưng dù sao vẫn đạt được mục tiêu giảm tái phát tại chỗ nhất là trong phẫu thuật bảo tồn và hạn chế di căn xa. Thuốc và cách dùng tương tự như các phác đồ đã nêu trên.
2. Điều trị phẫu thuật.
Điều trị phẫu thuật là cần thiết ngay cả các trường hợp đáp ứng với hóa chất. Theo một số nghiên cứu, nếu không phẫu thuật chỉ có 23% sống 5 năm không tái phát, cho dù bệnh lui hẳn nhờ hóa chất. Trong khi đó, điều trị hóa chất có phẫu thuật đạt tỷ lệ cao hơn nhiều.
Phẫu thuật bảo tồn chi. Cắt bỏ khối u và ghép phục hồi đoạn xương đã mất hoặc thay xương giả. Chỉ định: Ung thư còn khu trú, chưa xâm lấn thần kinh và mạch máu chủ yếu của chi.
Cắt bỏ đủ rộng, cách bờ u 6-7cm.
Còn tổ chức cơ để di chuyển, tạo lại cấu trúc vận động.
Còn đủ phần mềm và da che phủ.
Kỹ thuật:
Cắt bỏ u: Cắt đoạn xương và tổ chức bao khối u đủ rộng, tránh tái phát.
Tái thay xương: Thay vật liệu giả và ghép xương cùng loại.
Chuyển cơ và phần mềm che phủ.
Phẫu thuật bảo tồn cho thấy không làm giảm tỷ lệ sống thêm, nhưng tái phát tại chỗ khoảng 3-10%. Biến chứng sau mổ cao: gãy ghép và gãy vật liệu giả nhiễm trùng và chậm liền sẹo 20-30%, 50% các trường hợp này cần mổ lại.
Phẫu thuật cắt cụt, tháo khớp
Trẻ con còn ít tuổi (do xương còn phát triển mạnh).
Tổn thương thần kinh của chi.
Không đáp ứng hóa chất.
Sinh thiết sai vị trí gây khó mổ bảo tồn.
Nhiễm trùng, xâm lấn da.
Không thể mổ rộng, phẫu thuật bảo tồn gây mất cơ năng hơn cắt cụt.
Phẫu thuật ổ di căn
Sau điều trị hóa chất, nếu di căn phổi khu trú hoặc tập trung ở một bên phổi, có thể phẫu thuật cắt thùy hoặc lá phổi.
3. Điều trị tia xạ.
Tùy theo loại mô bệnh học của ung thư như sarcom tạo xương, sarcom tạo sụn, sarcom xơ và chỉ định cho các trường hợp không phẫu thuật được.
Tia xạ tại chỗ với liều khoảng 55-60 Gy có tác dụng giảm đau và làm chậm tốc độ phát triển u.
Sarcom Ewing, sarcom mạch máu, u lympho Hodgkin ác tính có đáp ứng tốt, đặc biệt là tại chỗ. Song tỷ lệ sống trên 5 năm còn thấp, bệnh nhân thường chết vì di căn xa.