Uốn ván thường được gọi là bệnh "cứng hàm", là một căn bệnh rất nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium tetani (C. tetani) gây ra. Các vi khuẩn C. tetani sống trong đất, nước bọt, bụi và phân bón. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở và sản xuất ra chất độc thần kinh gây ra các cơn co thắt cơ bắp nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng ban đầu liên quan đến các cơn co thắt cơ bắp gây đau và co thắt quai hàm. Khi nhiễm trùng tiến triển, các độc tố thần kinh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể gồm ngực, cổ, lưng, cơ bụng và mông. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong khoảng một vài ngày đến vài tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm co cơ hô hấp, dẫn đến suy hô hấp, tử vong.
Chẩn đoán chủ yếu dựa trên hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Việc chẩn đoán cận lâm sàng được xem xét sau khi đã loại trừ khả năng mắc các bệnh có triệu chứng tương tự như viêm màng não, bệnh dại hoặc bệnh Botulinus (liệt thần kinh do nhiễm vi khuẩn C. botulinum), bao gồm các xét nghiệm: lấy mẫu bệnh phẩm từ vết thương để nhận dạng vi khuẩn, xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), phân tích nước tiểu (UA) và chụp X-quang.
Tuy nhiên, các xét nghiệm cận lâm sàng không giúp ích nhiều cho chẩn đoán uốn ván.
Bệnh uốn ván chỉ xảy ra ở người không được tiêm chủng. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu triệu chứng nhẹ, vết thương được sát khuẩn để ngăn vi khuẩn phát triển, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tiêm Globin miễn dịch trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Globin miễn dịch có chứa thuốc kháng độc giúp trung hòa các độc tố uốn ván, ngăn chất độc thần kinh thâm nhập sâu hơn vào cơ thể. Triệu chứng co thắt cơ bắp được điều trị bằng thuốc giãn cơ thông thường như Valium hay Ativan. Thuốc kháng sinh được sử dụng nếu nghi ngờ vi khuẩn sản xuất độc chất vẫn còn sống. Với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, bệnh nhân có thể được đặt máy thở cho đến khi có thể hô hấp bình thường. Các triệu chứng có thể kéo dài trung bình 3-4 tuần, tuy nhiên, để phục hồi hoàn toàn chức năng có thể mất vài tháng.
Bệnh uốn ván (Tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là các cơ toàn thân.
Bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Khi trẻ sơ sinh bị uốn ván thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Bệnh nhân phải được chăm sóc trong một căn phòng yên tĩnh để giám sát và theo dõi tim, phổi thường xuyên, hạn chế mọi sự kích thích. Duy trì và bảo vệ đường thở. Xử lý vết thương sạch sẽ, loại bỏ triệt để các dị vật.
Dùng kháng độc tố uốn ván: Để vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong; kịp thời dùng Gobulin miễn dịch uốn ván của người. Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.
Dùng kháng sinh: Tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. Có thể dùng một trong các thuốc như sau: Penicillin 10-12 triệu đơn vị, tiêm mỗi ngày x 10 ngày; Metronidazol 500mg 6 giờ/lần hay 1g cứ 12 giờ/lần; dùng Clindamycin, Erythromycin. Đồng thời phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.
Kiểm soát các cơn co cứng: Dùng một hay phối hợp các thuốc sau đây: Diazepam được sử dụng phổ biến: Lorazepam, Barbiturat, Chlorpromazin. Thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.
Điều trị hỗ trợ: Mở khí quản có thể kết hợp hoặc không kết hợp với thở máy; bù nước và điện giải; tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày; vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ; dùng Heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi; theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.
Dùng vaccin gây miễn dịch chủ động: Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vaccin sau khi bệnh đã phục hồi.