Vách ngăn là bộ phận nằm trong hốc mũi và chia đôi hốc mũi, được cấu tạo gồm phần sụn, xương, có chiều dài độ 8 cm, đi từ tiền đình mũi đến vòm mũi họng. Vách ngăn lệch là hiện tượng vách ngăn nằm về một bên hốc mũi (thay vì nằm chính giữa hốc mũi), làm tắc nghẽn một bên mũi, lâu ngày có thể gây nhiễm trùng xoang, chảy máu cam và khó thở vào ban đêm. Nguyên nhân của tình trạng này là do bẩm sinh hoặc chấn thương mũi.
Các triệu chứng có thể bao gồm nghẹt mũi, chảy máu cam thường xuyên, đau mặt, chảy dịch mũi sau và thở phát tiếng ồn trong khi ngủ.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Phẫu thuật để sửa vách ngăn lệch (Septoplasty).
Vách ngăn là bộ phận nằm trong hốc mũi và chia đôi hốc mũi, nó được cấu tạo gồm phần sụn, xương, có chiều dài độ 8 cm, đi từ tiền đình mũi đến vòm mũi họng.
Các kiểu vẹo vách ngăn mũi:
Vẹo vách ngăn mũi đơn thuần, đây là vẹo hình chữ C, chỉ vẹo qua bên phải hoặc vẹo qua bên trái.
Vẹo vách ngăn mũi phức tạp hay vẹo hình chữ S, tức vừa vẹo bên phải và vẹo bên trái.
Cách đây gần 300 năm, người ta đã nghĩ ra cách điều trị vẹo vách ngăn mũi
Quelmalz - người Pháp đã khuyên người bệnh, hàng ngày lấy ngón tay đẩy vào chỗ vẹo với mục đích chỉnh lại phần vẹo. Hơn 100 năm sau, vào năm 1875 Adam người Anh đã sử dụng phương pháp: "đập vỡ" chỗ vẹo sau đó nẹp lại theo vị trí thẳng. Đến năm 1882: Igal mổ cắt đi mảnh sụn vẹo ở vách ngăn, tác giả này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho mổ chỉnh hình vách ngăn nhưng ông đã lấy cả đi phần niêm mạc ở vách ngăn mũi như vậy làm thủng vách ngăn nghĩa là mũi chúng ta có thể xỏ một sợi dây từ bên lỗ mũi này sang lỗ mũi bên kia giống như mũi trâu.
Phải đợi đến năm 1904, Freer va Killian cùng đưa ra một kỹ thuật mổ gọi là xén vách ngăn dưới niêm mạc, tức là sau mổ vách ngăn hết bị vẹo nhưng không bị thủng từ bên này sang bên kia, kỹ thuật này vẫn còn được sử dụng đến ngày nay trong một số trường hợp. Đến 1957, Goldman người Mỹ nhận thấy nhược điểm của kỹ thuật Killian là ở một số bệnh nhân người châu Âu sau mổ bị sụp sống mũi (mũi người Âu rất cao) do phần sụn vách ngăn lấy đi quá nhiều, nhất là phần phía trước và phần phía trên của vách ngăn mũi. Ông ta đã triển khai một kỹ thuật mổ mới là: lấy toàn bộ phần sụn bị vẹo, sửa sang, tỉa tót lại sau đó trở lại chỗ cũ và khâu cố định. Kỹ thuật này sau đó được phổ biến ra toàn thế giới và ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây.
Tóm lại, vẹo vách ngăn mũi là một dị tật rất thường gặp, ngoại trừ những trường hợp vẹo nặng cần phải phẫu thuật (đây là một phẫu thuật không phải là lớn không để lại sẹo) thì tất cả những vẹo nhỏ (gai, mào vách ngăn) chỉ trở nên phiền phức nếu có phù nề cuống mũi kéo dài. Phù nề cuống mũi thường do nguyên nhân: khi bị cảm cúm không giữ gìn cẩn thận (như hút thuốc lá, rượu bia, ăn mặc không đủ ấm hoặc không thích hợp với máy lạnh). Nếu bạn biết giữ gìn, bạn có thể chung sống tốt lành với một cái mũi bị vẹo vách ngăn.