Viêm cơ tim có thể do nhiễm trùng (thường là virus) hoặc là biến chứng của một căn bệnh tiềm ẩn, chấn thương, xạ trị hoặc là cách phản ứng tiêu cực của cơ thể đối với các loại thuốc. Cũng có thể xảy ra viêm màng bao quanh tim (viêm màng ngoài tim). Mức độ và tiên lượng bệnh rất khác nhau, nhiều người hoàn toàn hồi phục sau điều trị, những người khác có thể có tổn thương tim vĩnh viễn và suy tim.
Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, ngất, mệt mỏi, tập thể dục không dung nạp. Có thể không có triệu chứng.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang, siêu âm tim.
Xét nghiệm máu tìm kháng thể chống lại virus.
Đặt ống thông tim để loại trừ bệnh động mạch vành ở những người trên 40 tuổi.
Trong một số trường hợp, sinh thiết cơ tim được thực hiện.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm D-dimer, Troponin, phân tích nước tiểu (UA).
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Nếu không có chẩn đoán cụ thể, điều trị bằng thuốc sẽ được sử dụng để tránh suy tim và giúp ngăn ngừa bệnh tim trở nặng. Nếu nhịp tim bất thường, có thể dùng thuốc ổn định nhịp tim, dùng máy tạo nhịp tim hoặc cấy máy khử rung cơ tim tự động.
Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm cấp tính hay mạn tính ở cơ tim. Bệnh thường kèm theo viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, ít khi viêm cơ tim đơn độc.
Đặc điểm của viêm cơ tim:
Hay gặp ở lứa tuổi trẻ.
Nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh thì bệnh nặng hơn nhiễm một loại tác nhân gây bệnh.
Có khi triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc chiếm ưu thế, lấn át triệu chứng của viêm cơ tim.
Viêm cơ tim do thấp:
Penicillin 1 - 2 triệu đơn vị x 1 - 2 ống, tiêm bắp thịt trong 7 - 10 ngày
Prednisolon 1 - 2 mg/kg/ngày trong 10 - 15 ngày rồi giảm dần liều, duy trì 5-10 mg/ngày trong 6-8 tuần.
Aspirin pH8 0,5 g x 2 - 4 g/ngày trong 6-8 tuần, uống lúc no.
Sau đó phải phòng thấp tim tái phát bằng Bezathine penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp thịt, cứ 28 ngày tiêm một lần.
Nếu bị dị ứng Penicillin thì dùng Erythromycin 1,5 - 2 g/24 giờ.
Viêm cơ tim do bạch hầu: Phải dùng thuốc chống độc tố bạch hầu càng sớm càng tốt; dùng kháng sinh và điều trị suy tim. Nếu có blốc nhĩ thất cấp III thì đặt máy tạo nhịp tạm thời. Không dùng Corticoid.
Viêm cơ tim do bệnh Lyme: Kháng sinh liều cao như Penixilin 20 triệu đơn vị/ngày hoặc Tetracyclin 1g/ngày chia 4 lần. Tạo nhịp tim tạm thời khi có blốc nhĩ-thất cấp II, III.
Viêm cơ tim trong bệnh Chagas: Điều trị còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là phòng biến chứng do suy tim, blốc nhĩ-thất, loạn nhịp... Amiodaron có tác dụng tốt trong điều trị các loạn nhịp thất ở bệnh Chagas. Dùng thuốc chống đông để phòng tắc mạch. Có biện pháp tránh truyền bệnh qua côn trùng.
Viêm cơ tim do Toxoplasma: Điều trị phải phối hợp Pyrimethamine và Sulfonamide. Corticoid có tác dụng tốt ở những người có loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền.
Viêm cơ tim do các tế bào khổng lồ: Điều trị còn khó khăn, cần nghiên cứu ghép tim. Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch (nhất là Cyclosporine) có hiệu quả giảm viêm cơ tim.
Viêm cơ tim do thuốc: Dừng các thuốc đang điều trị, dùng thuốc chống độc đặc hiệu (nếu có).
Viêm cơ tim thai sản: Điều trị như bệnh cơ tim thể giãn.
Nghỉ ngơi, ăn giảm muối, nhất là khi đã có suy tim. Khi viêm cơ tim do bạch hầu, thấp tim thì phải bất động tuyệt đối để tránh tai biến trong thời kỳ bệnh tiến triển.
Thở ôxy ngắt quãng.
Điều trị các rối loạn nhịp tim.
Điều trị suy tim bằng: Thuốc trợ tim, lợi tiểu, bồi phụ kali…