Tóm tắt bệnh Viêm dạ dày

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Viêm niêm mạc dạ dày

Là tình trạng kích ứng, viêm, bị bào mỏng hoặc nhiễm khuẩn niêm mạc dạ dày cấp tính hoặc mãn tính. Viêm dạ dày có thể gây mỏng hoặc loét dạ dày. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) nếu tồn tại trong dạ dày có thể làm tăng tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các yếu tố nguy cơ: uống rượu, sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid/NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen, Aspirin), hút thuốc, và mắc bệnh nặng (như nhiễm trùng hoặc chấn thương), căng thẳng.

Triệu chứng

Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, phân có màu đen, phân có máu, rát lồng ngực. Có thể không có triệu chứng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các xét nghiệm khác để xác định mức độ của bệnh bao gồm:

    • Đặt ống thông mũi - dạ dày,

    • Kiểm tra trực tràng, nội soi đường tiêu hóa trên (EGD),

    • Xét nghiệm tìm kháng thể H. Pylori trong máu,

    • Xét nghiệm Lipase máu và xét nghiệm hơi thở ure 13C hoặc 14C (phát hiện vi khuẩn H. Pylori).

    • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), Điện tâm đồ (EKG).

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bao gồm: thuốc ức chế bơm proton (omeprazole/Prilosec, pantoprazole/Protonix), thuốc chẹn H2 (cimetidine/Tagamet, ranitidine/Zantac), và kháng sinh nếu bệnh do vi khuẩn H. pylori gây ra. Nếu dạ dày chảy máu hoặc có biến chứng của viêm dạ dày, bệnh nhân cần được điều trị nội trú tại bệnh viện.

Tổng quan bệnh Viêm dạ dày

  • Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là một bệnh lý tương đối rõ ràng. Nhưng thuật ngữ này thường bị lạm dụng để giải thích một số triệu chứng của hệ thống tiêu hóa như ợ chua, khó tiêu...

Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm. Tùy theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 15 - 11,5 trên 1.000 người dân. Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng.

Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mãn tính. Tình trạng bệnh lý này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỷ lệ từ 40 - 70% trong bệnh lý dạ dày, tá tràng.

  • Viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.

Điều trị bệnh

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết. Tùy theo hình ảnh nội soi và mô bệnh học mà có các thể viêm dạ dày khác nhau. Thông thường với người từ 40 tuổi trở lên nếu được chẩn đoán viêm dạ dày mãn tính cần điều trị đúng phác đồ và thường xuyên được kiểm soát bằng nội soi dạ dày 6 tháng - 1 năm một lần.

Nếu không điều trị kịp thời, để bệnh diễn biến mãn tính kéo dài, nhiều biến chứng có thể xảy ra như: Ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm quanh dạ dày tá tràng, thiếu máu do thiếu B12, loét dạ dày…

Về điều trị chưa có điều trị đặc hiệu, sử dụng phối hợp hai kháng sinh (nếu có vi khuẩn H. pylory), một kháng sinh thuộc nhóm Imidazole (Metronidazole, Tinidazole, Ornidazole) và một kháng sinh thuộc nhóm Marcrolid (Clarythromycin); một thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 (Cimetidin, Ranitidin…). Ngoài ra, tùy theo điều kiện của bệnh nhân, tình trạng tổn thương, có thể sử dụng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, sinh tố, an thần. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, nhưng tối thiểu là 4 - 6 tuần.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm dạ dày

Whoops, looks like something went wrong.