Viêm đài bể thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận, do vi khuẩn gây ra. Ở giai đoạn cấp, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được loại bỏ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tái phát nhiều lần bệnh sẽ chuyển thành mạn, dẫn đến suy thận mạn, bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng suy thận mạn. Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi ở cả hai giới nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ. Nhiễm trùng thận ở nam giới có nhiều khả năng do phì đại tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng ở nữ thường do vi khuẩn đi từ bàng quang (do nhiễm trùng bàng quang) lên thận.
Đau sườn, đau lưng, đôi lúc đau bụng, sốt, ớn lạnh, nóng da, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu đau, tiểu nhiều lần, mót tiểu, tiểu đêm, nước tiểu đục, có máu trong nước tiểu, nước tiểu hôi hoặc nặng mùi, nhầm lẫn.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu để kiểm tra các chức năng của thận và sự lây lan của vi khuẩn vào máu.
Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn.
Nếu nghi ngờ sỏi thận, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) sẽ được thực hiện.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc giảm đau, thuốc chống buồn nôn và kháng sinh. Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hoặc có hệ miễn dịch suy yếu cần nhập viện điều trị.
Viêm đài bể thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân do vi khuẩn. Ở giai đoạn cấp của bệnh, có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được loại bỏ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tái phát nhiều lần sẽ chuyển thành mãn, và hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận mãn.
Bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng suy thận mãn, do đó nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và triệt để bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.
Viêm đài bể thận cấp và mãn là một bệnh gặp nhiều ở nữ, gặp ở mọi lứa tuổi nhất là lứa tuổi lao động và hoạt động sinh dục nhiều. Nữ giới có sự liên quan với tình trạng có thai. Theo J. Conte, khi nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh chiếm tỷ lệ 10% dân số. Tại khoa Thận bệnh viện Bạch Mai (1997-2000) có 17% bệnh nhân bị suy thận với nguyên nhân do viêm đài bể thận mãn (phó giáo sư Trần Văn Chất).
Trong đó nhóm nguyên nhân do sỏi chiếm 27% và nhiều thống kê cho thấy viêm đài bể thận mãn là nguyên nhân đứng hàng thứ hai dẫn đến suy thận.
Viêm đài bể thận mãn là bệnh hay gặp có nguy cơ dẫn đến suy thận, do đó việc tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng những nguy cơ gây bệnh sẽ giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh.
Sử dụng kháng sinh là cách điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh.