Giác mạc là một mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Viêm giác mạc và viêm loét giác mạc gây giảm thị lực và là nguyên nhân gây mù lòa. Bệnh gây ra bởi: chấn thương, bức xạ tia cực tím, tia lửa hàn, nhiễm trùng, do bệnh tự miễn và tiếp xúc với hóa chất. Đeo kính râm khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc đeo kính bảo hộ trong khi hàn/làm việc với hóa chất ăn da có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Đau mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt quá nhiều, cộm mắt.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Khám mắt bằng đèn khe, nhuộm fluorescein giác mạc và chiếu đèn huỳnh quang xanh để phát hiện dị vật.
Tùy thuộc vào triệu chứng, có thể tiến hành xét nghiệm để xác định xem nguyên nhân có phải do bệnh tự miễn hay không.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Phương pháp điều trị phổ biến bao gồm: dùng miếng che mắt, sử dụng thuốc kháng sinh (bôi hoặc uống), steroid nhỏ mắt hoặc steroid đường uống, các thuốc ức chế miễn dịch. Đối với bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị, ghép giác mạc có thể được thực hiện.
Giác mạc là một mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập..
Viêm giác mạc và viêm loét giác mạc gây giảm thị lực và là nguyên nhân gây mù lòa. Bệnh gặp nhiều ở độ tuổi lao động nên ảnh hưởng đến năng suất lao động, hoạt động sản xuất (viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh thường gặp trong chấn thương nông nghiệp).
Về phương diện giải phẫu bệnh lý, tổn thương viêm nhiễm ở giác mạc được chia thành 2 loại viêm giác mạc và viêm loét giác mạc.
Viêm giác mạc: hiện tượng các tế bào viêm xâm nhập vào các lớp của giác mạc, không có hiện tượng hoại tử. Viêm có thể ở lớp nông (biểu mô giác mạc) hoặc ở lớp nhu mô giác mạc (viêm giác mạc sâu).
Viêm loét giác mạc: là hiện tượng các tổ chức của giác mạc bị hoại tử mất chất, tạo thành một ổ loét thực sự.
Ở cộng đồng
Đo thị lực.
Tra thuốc sát khuẩn hoặc kháng sinh: Acgyrol 3-10%, Thimerosal 0,03%, Betadin 5% hoặc Chloramphenicol 0,4%, Oflovid...
Chuyển bệnh nhân đi bệnh viện.
Không được nhỏ các thuốc có corticoid (Polydexa, Dexaclo).
Ở bệnh viện chuyên khoa
Điều trị nội khoa. Điều trị viêm loét giác mạc, dù do nguyên nhân gì, cũng tuân theo nguyên tắc chung:
Chống viêm đặc hiệu (kháng sinh) và không đặc hiệu (kháng viêm không có steroid).
Viêm loét giác mạc do vi khuẩn: cần dùng kháng sinh tuỳ theo nguyên nhân hoặc phổ rộng (oflovid, okacin, gentamycin,...)
Viêm loét giác mạc do virus: cần dùng thuốc chống virus đặc hiệu (Triherpin, Zovirax…).
Viêm loét giác mạc do nấm: cần dùng thuốc chống nấm đặc hiệu (Natacin, Ketakonazol, Sporal,…). Chấm Lugol 5% ổ loét.
Phòng chống dính bờ đồng tử vào mặt trước thể thuỷ tinh: tra Atropin 1-4%, nếu đồng tử không giãn thì phối hợp Atropin 1% và Adrenalin 0,1% tiêm dưới kết mạc 4 điểm sát rìa giác mạc với liều lượng 0,1ml.
Dinh dưỡng giác mạc: Nhỏ dầu A và uống vitamin A, C, B2.
Nếu giác mạc dọa thủng hoặc thủng cần cho thuốc hạ nhãn áp (uống acetazolamid).
Giảm đau, an thần.
Chống chỉ định dùng corticoid.
Điều trị ngoại khoa
Ghép giác mạc.
Rửa mủ tiền phòng.
Khoét bỏ nhãn cầu, múc nội nhãn: khi bệnh tiến triển nặng, điều trị nội khoa không kết quả.