Tóm tắt bệnh Viêm họng mạn tính

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Viêm họng hạt

Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphô), rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

Triệu chứng

Họng khô, nóng rát, có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt. Ho nhiều về ban đêm, khi lạnh. Nuốt nghẹn, khàn tiếng...

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Soi khám họng. chụp X-quang xoang, nội soi.

Điều trị

Điều trị tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân, bao gồm: làm sạch khoang mũi, thông tắc mũi, điều trị dị ứng...Điều trị bằng thuốc, khí dung...

Tổng quan bệnh Viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lympho), rất hay gặp. Bệnh thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

Viêm họng mạn tính thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát và teo. Các bệnh tích có thể toả lan hoặc khu trú.

Điều trị bệnh

Điều trị nguyên nhân

  • Giải quyết các ổ viêm tiềm tàng ở mũi, xoang (viêm xoang sau), viêm amiđan.

  • Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polype mũi, thoái hoá cuốn mũi dưới...

  • Loại bỏ các kích thích như: bụi, hoá chất, thuốc lá, rượu...

  • Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).

Điều trị tại chỗ

  • Giai đoạn xuất tiết:

    • Súc họng bằng dung dịch kiềm như: BBM, nước muối nhạt...

    • Bôi và chấm họng bằng glycerin borat 3%, S.M.C (Salicylat Natri, Menthol).

    • Khí dung họng: Hydrocortison + kháng sinh.

    • Nếu có nhiều nhầy dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch borat natri 1% cho  hết vảy, bôi họng và khí dung.

  • Giai đoạn quá phát: Đốt điện nóng, cao tần hoặc đốt bằng nitơ lỏng hay laser.

  • Giai đoạn teo: bôi Glyxêrin iốt 0,5% hoặc mỡ thuỷ ngân 1%.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm họng mạn tính