Viêm loét đại tràng (ruột già) thường bắt đầu từ trực tràng và lan lên trên, gây ra triệu chứng tiêu chảy có máu. Các khu vực bị viêm loét có thể tạo thành các ổ áp xe nhỏ trong niêm mạc ruột già. Bệnh dễ bị nhầm với nhiễm trùng ruột kết và thường tái phát, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40. Có mối liên hệ giữa bệnh viêm loét đại tràng với ung thư ruột kết.
Tiêu chảy, phân thường có máu và chất nhầy, đau bụng quặn, sốt, sụt cân, khó chịu ở hậu môn.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Nội soi đại tràng.
Xét nghiệm kiểm tra tốc độ lắng máu (ESR), xét nghiệm sinh hóa Protein phản ứng C (CRP).
CT scan bụng để loại trừ biến chứng của viêm đại tràng.
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Mục tiêu của điều trị là làm giảm viêm, giúp làm giảm triệu chứng và chữa lành đại tràng. Điều trị có thể bao gồm: Nhập viện, dùng Corticosteroid, 5-aminosalicylates như Mesalamine (Tidocol), Immunomodulators (Azathioprine/Imuran, 6-mercaptopurine/6-MP và Infliximab/Remicade hoặc các thuốc tác nhân sinh học khác). Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng nếu bệnh không đáp ứng với thuốc để loại bỏ nguy cơ ung thư ruột kết.
Đại tràng là một phần của ống tiêu hoá, chứa phân. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng, nối với phía dưới là hậu môn.
Viêm loét đại tràng là thuật ngữ để chỉ tình trạng loét và viêm lớp niêm mạc đại tràng gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và chảy máu trực tràng.
Bệnh viêm loét đại tràng nếu không được điều trị sớm thì sẽ làm cho người bệnh mất máu gây thiếu máu, nặng hơn là trụy tim mạch, nếu có tiêu chảy, mất máu và sốt. Bệnh mãn tính có thể gây viêm, loét đại tràng bùng phát, nhiễm độc và có thể gây thủng đại tràng. Thủng đại tràng là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, vì có thể dẫn đến viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và nguy cơ tử vong rất cao, nhất là người có tuổi.