Tóm tắt bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, hay tái phát, có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải. Thời điểm khởi phát bệnh hay gặp nhất là từ 15-40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, có khoảng > 15% số bệnh nhân ở thời điểm chẩn đoán trên 60 tuổi.

Triệu chứng

Đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo phân nhày máu, đau bụng, sốt, gầy sút, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn nước và điện giải, chướng bụng, liệt ruột cơ năng. Xanh xao, hoa mắt chóng mặt do thiếu máu, đau khớp hoặc viêm khớp, viêm da mủ hoại tử, loét miệng, viêm mống mắt, viêm màng mạch nho, gan nhiễm mỡ, sỏi thận, tắc mạch: huyết khối tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi…

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Nội soi đại tràng toàn bộ và mô bệnh học.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và sinh hóa máu.

  • Chụp X-quang bằng phương pháp đối quang kép có thể phát hiện các ổ loét trên thành ruột.

  • Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT Scan).

Điều trị

Tùy theo mức độ nặng và phạm vi tổn thương của bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Ưu tiên điều trị nội khoa. Các thuốc điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu gồm dẫn xuất của 5-ASA, Gluccorticoid, thuốc ức chế miễn dịch. Nếu bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa, cắt toàn bộ đại tràng có thể được chỉ định.

Tổng quan bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, hay tái phát, có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.

Thời điểm khởi phát bệnh hay gặp nhất là từ 15-40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, có khoảng > 15% số bệnh nhân ở thời điểm chẩn đoán có tuổi trên 60 tuổi.

Điều trị bệnh

Tùy theo mức độ nặng và phạm vi tổn thương của bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Ưu tiên điều trị nội khoa.

Điều trị gồm 2 giai đoạn: tấn công và duy trì.

  • Điều trị nội khoa

    • Các thuốc điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu:

      • Dẫn xuất của 5-ASA.

      • Gluccorticoid.

      • Thuốc ức chế miễn dịch.

    • Điều trị viêm loét trực tràng (mức độ nhẹ):

      • Điều trị tấn công: kết hợp 5-ASA đường uống. 5-ASA tại chỗ và kháng sinh đường uống. Có thể kết hợp thêm steroid tại chỗ.

 
      • Điều trị duy trì: Duy trì ít nhất 2 năm. Điều trị duy trì mesalamine 1g/ngày chia hai lần giảm tỷ lệ tái phát trong vòng 1 năm so với 0,5g x 1 lần/ngày (10% so với 30%).

    • Điều trị viêm loét trực tràng và đại tràng sigma (hoặc mức độ vừa):

      • Điều trị tấn công: kết hợp 5-ASA đường uống, 5-ASA tại chỗ và kháng sinh đường uống. Có thể kết hợp thêm steroid tại chỗ.

      • Điều trị duy trì: Thời gian điều trị duy trì càng lâu càng tốt.

    • Điều trị viêm loét đại tràng phải hoặc toàn bộ đại tràng:

      • Điều trị tấn công: kết hợp 5-ASA đường uống, steroid đường uống hoặc tĩnh mạch và kháng sinh.

      • Điều trị duy trì: Điều trị duy trì bằng 5-ASA đường uống: dò liều duy trì bằng cách giảm dần liều mỗi 4-6 tuần. Thời gian điều trị duy trì: suốt đời.

    • Điều trị phình giãn đại tràng nhiễm độc (hoặc thể tối cấp):

      • Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.

      • Steroid tiêm tĩnh mạch.

      • 5-ASA đường uống.

      • Kháng sinh đường tĩnh mạch.

      • Theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng, bilan viêm và Xquang bụng không chuẩn bị.

  • Điều trị ngoại khoa

    • Cắt toàn bộ đại tràng.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu