Tóm tắt bệnh Viêm nướu

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Gingivitis
  • Viêm lợi
  • Viêm nha chu

Viêm nướu có thể tiến triển làm ảnh hưởng tới phần xương bao quanh và nâng đỡ răng. Nguyên nhân của bệnh là do các vi khuẩn trong mảng bám – đây là một lớp màng không màu, dính được hình thành liên tục trên răng của bạn. Nếu không được loại bỏ hàng ngày bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ hình thành và vi khuẩn sẽ không chỉ tác động đến răng và nướu, mà thậm chí còn ảnh hưởng tới mô nướu và xương nâng đỡ răng. Điều này làm cho các răng bị lung lay, bị rụng hoặc có thể phải nhổ bỏ. Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh nha chu và bệnh tim mạch.

Triệu chứng

Hôi miệng, hơi thở hôi, sưng đau nướu, răng lung lay

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp X-quang có thể sẽ được thực hiện.

Điều trị

Điều trị bao gồm: điều trị nha khoa cho sâu răng, cải thiện vệ sinh răng miệng, dùng nước súc miệng, lấy cao răng. Nếu tình trạng viêm nghiêm trọng phẫu thuật có thể được chỉ định.

Tổng quan bệnh Viêm nướu

Bệnh nướu là gì?

Bệnh nướu là tình trạng viêm của nướu, có thể tiến triển làm ảnh hưởng tới phần xương bao quanh và nâng đỡ răng. Nguyên nhân của bệnh là do các vi khuẩn trong mảng bám - đây là một lớp màng không màu, dính được hình thành liên tục trên răng của bạn. Nếu không được loại bỏ hàng ngày bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ hình thành và vi khuẩn sẽ không chỉ tác động đến răng và nướu mà thậm chí còn ảnh hưởng tới mô nướu và xương nâng đỡ răng. Điều này làm cho các răng bị lung lay, bị rụng hoặc có thể phải nhổ bỏ.

Điều trị bệnh

Đây là loại điều trị căn bản nhất vì tỷ lệ áp dụng cao nhất, là bước điều trị đầu tiên cho mọi kế hoạch điều trị bệnh nha chu. Ở giai đoạn điều trị này, nếu có sự hợp tác của bệnh nhân thì kết quả rất khả quan. Loại điều trị này phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện qua 2 bước:

Điều trị sơ khởi

Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn.

Ở bước điều trị này, bác sĩ phải loại bỏ các yếu tố trên bằng cách:

  • Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kỹ thuật.
  • Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kỹ thuật.
  • Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).
  • Cố định răng (nếu răng lung lay).
  • Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).
Cạo cao răng - xử lý mặt gốc răng
  • Cạo cao răng (vôi răng): Đây là thủ thuật điều trị không nhất thiết phải do bác sĩ thực hiện, được chỉ định cho tất cả các kế hoạch điều trị nha chu, nhất là với những trường hợp viêm nướu sẽ cho kết quả rất khả quan. Cạo cao răng là thủ thuật nhằm loại sạch vôi răng, mảng bám bằng dụng cụ cầm tay hoặc bằng máy siêu âm, làm láng mặt răng, tạo điều kiện cho mô nướu lành thương, trở lại trạng thái sinh lý của nướu. Do đó, bệnh nướu răng là dạng bệnh nha chu có tính hoàn nguyên. Nếu sử dụng dụng cụ cầm tay thì không ảnh hưởng đến tủy răng, vì thao tác này tuy có sự ma xát giữa dụng cụ và mặt răng nhưng biên độ di chuyển rất ngắn, nhẹ nhàng, dụng cụ sẽ không làm tăng nhiệt độ và gây hại cho tủy răng. Nếu sử dụng máy siêu âm thì bắt buộc phải có nước phun sương liên tục với hai mục đích: Vừa không làm tăng nhiệt độ vừa rửa sạch vôi răng ngay khi bị đánh bật ra khỏi mặt răng, do đó cũng không ảnh hưởng đến tủy răng. Sử dụng máy không có nước phun sương sẽ làm gia tăng nhiệt độ ở bề mặt răng, vì vậy không sử dụng máy trong tình trạng máy chạy không có nước phun sương. Biện pháp này không gây mòn răng dù sử dụng dụng cụ cầm tay hay máy siêu âm nếu người điều trị được huấn luyện, đào tạo cách sử dụng dụng cụ thành thạo. Máy siêu âm là loại máy rung với tần số cao làm bật vôi ra khỏi mặt răng, không có tác dụng mài mòn như máy siêu tốc dùng tạo xoang để trám răng. Hiệu ứng của máy cạo vôi siêu âm là đôi khi làm bệnh nhân có cảm giác ê buốt, nhưng đó là cảm giác nhất thời và hồi phục tức thì, không gây hại cho răng.
 

Tuy nhiên, nếu sử dụng dụng cụ không thành thạo sẽ có nguy cơ làm tổn thương mô mềm với dụng cụ cầm tay và tổn thương mô cứng với máy siêu âm (trầy, xước bề mặt răng).

  • Xử lý mặt gốc răng: Thủ thuật này được sử dụng để điều trị viêm nha chu, gọi là điều trị không phẫu thuật, do bác sĩ răng hàm mặt thực hiện, nếu bệnh viêm nha chu nhẹ, nghĩa là túi nha chu không sâu lắm, độ mất bám dính ít, tiêu xương trên xương. Nếu bệnh nặng hơn, túi nha chu sâu (>5mm, mất bám dính nhiều, tiêu xương ổ răng trầm trọng, viêm túi dưới xương hoặc túi trong xương), phải được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa nha chu. 

 

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm nướu