Tóm tắt bệnh Viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng/năm và ít nhất là 2 năm liền.

Triệu chứng

Ho và khạc đờm, khó thở, có thể có biểu hiện ngừng thở khi ngủ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Siêu âm, nội soi phế quản.

  • Xét nghiệm đờm.

  • Xét nghiệm sinh hóa máu, đo IgA, IgG, IgM để phát hiện hội chứng giảm kháng thể.

  • Khí máu động mạch.

  • Nhuộm và cấy vi khuẩn.

Điều trị

Bỏ hút thuốc lá, sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc giãn phế quản giúp loại bỏ tình trạng tăng tiết phế quản đồng thời làm giảm co thắt phế quản, giảm tắc nghẽn đường thở. Thuốc Corticosteroid được sử dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp trên. Bổ sung dịch qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch (nếu phế quản co thắt nhiều) giúp làm loãng chất tiết (đờm) và loại bỏ chúng khỏi đường thở dễ dàng hơn khi ho. Dẫn lưu tư thế giúp loại bỏ chất tiết khỏi đường thở, thường được phối hợp với vỗ rung ngực. Liệu pháp thở ôxy khi gắng sức có thể giúp làm tăng áp lực động mạch phổi, giảm triệu chứng thở hụt hơi và tăng khả năng vận động.

Tổng quan bệnh Viêm phế quản mạn tính

Định nghĩa

Viêm phế quản mạn tính là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng/năm và ít nhất là 2 năm liền. (Định nghĩa này loại trừ các bệnh gây ho khạc mạn tính khác: lao phổi, giãn phế quản...).

Phân loại

Viêm phế quản mạn tính chia làm 3 loại:

  • Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi. Có thể điều trị khỏi.

  • Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD : Chronic Obstructive Pulmonary Disease).

  • Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.

Điều trị bệnh

Việc điều trị bệnh nên dựa trên những yếu tố sau đây:

  • Tuổi, tình trạng sức khỏe tổng quát và bệnh sử

  • Mức độ nặng nhẹ của bệnh

  • Khả năng đáp ứng đối với thuốc, thủ thuật hoặc các liệu pháp khác

  • Kinh nghiệm bác sĩ

  • Mục đích điều trị viêm phế quản mạn là làm giảm triệu chứng, bảo đảm thông suốt đường thở và phục hồi chức năng hô hấp, ngăn ngừa biến chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.

Phác đồ điều trị:

  • Bỏ hút thuốc: Bỏ hút thuốc lá là phần quan trọng nhất trong điều trị.

  • Sử dụng thuốc

    • Kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

    • Thuốc giãn phế quản giúp loại bỏ tình trạng tăng tiết phế quản đồng thời làm giảm co thắt phế quản, giảm tắc nghẽn đường thở. Nhờ vậy, lượng ôxy cung cấp cho phổi nhiều hơn nên bệnh nhân thở tốt hơn.

    • Corticosteroid: Khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp trên thì có thể sử dụng glucocorticoid để điều trị. Chú ý các nguy cơ của việc dùng glucocorticoid.

  • Cung cấp dịch: Bổ sung dịch là một phần quan trọng trong điều trị viêm phế quản mạn tính. Dịch có thể được cung cấp qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch (nếu phế quản co thắt nhiều). Cung cấp dịch đúng giúp làm loãng chất tiết (đờm) và giúp loại bỏ chúng khỏi đường thở dễ dàng hơn khi ho.

  • Loại bỏ chất tiết

    • Dẫn lưu tư thế: Dẫn lưu tư thế là kỹ thuật sử dụng trọng lực giúp loại bỏ chất tiết khỏi đường thở. Nó thường được phối hợp với vỗ rung ngực.

    • Vỗ rung ngực: Vỗ rung ngực giúp làm loãng chất tiết để ho và khạc đờm dễ hơn. Vỗ rung ngực thường phối hợp với dẫn lưu tư thế.

    • Cả hai phương pháp vỗ rung ngực và dẫn lưu tư thế sẽ có hiệu quả nhất sau khi dùng thuốc giãn phế quản.

  • Liệu pháp ôxy

    • Trong nhiều trường hợp, triệu chứng thiếu ôxy máu không xuất hiện lúc bệnh nhân nghỉ ngơi mà là vào lúc họ gắng sức.

    • Ngay cả khi những nghiên cứu xác định ích lợi lâu dài của việc thở ôxy đơn độc đối với các hoạt động thể lực vẫn chưa được tiến hành thì việc cho thở ôxy tại nhà vẫn thường được các bác sĩ khuyên dùng đối với những người bị giảm ôxy máu khi gắng sức. Thở ôxy khi gắng sức có thể giúp làm tăng áp lực động mạch phổi, giảm triệu chứng thở hụt hơi và tăng khả năng vận động.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm phế quản mạn tính