Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột, gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và thậm chí suy dinh dưỡng trầm trọng. Bệnh Crohn là nguyên nhân gây ra loét đường tiêu hóa ở bất cứ nơi nào trong cơ thể, từ miệng cho tới hậu môn. Tuy nhiên, bệnh Crohn lại gây loét không liên tục ở bất kỳ vị trí nào. Đây là bệnh tự miễn dịch và thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi 15 - 35. Các yếu tố nguy cơ: lịch sử gia đình có người mắc bệnh Crohn, hút thuốc.
Đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, phân có máu, sốt, đau khớp, đau khi đi tiêu, sụt cân, mệt mỏi, phân có màu đen, viêm da, viêm mắt hoặc viêm khớp.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán và xác định các biến chứng có thể được thực hiện, bao gồm thuốc xổ bari, nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang và các xét nghiệm khác kiểm tra đường tiêu hóa trên.
Xét nghiệm phân. Xét nghiệm Lipase, xét nghiệm tìm kháng thể, xét nghiệm sinh hóa Protein phản ứng C (C- Reactive Protein), sắt, vitamin B12. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Aminosalicylates (5-ASAS) đường uống hoặc loại đặt hậu môn giúp kiểm soát tình trạng viêm. Corticosteroid (prednisone và methylprednisolone) đường uống hoặc loại đặt hậu môn được sử dụng để điều trị bệnh Crohn ở tình trạng trung bình. Azathioprine và 6-mercaptopurine là immunomodulators giúp giảm liều corticosteroid và chữa lành lỗ rò. Kháng sinh có thể được sử dụng nếu có ổ áp-xe hoặc lỗ rò. Infliximab (Remicade), adalimumab (Humira), certolizumab (Cimzia) và natalizumab (Tysabri) là bộ thuốc điều biến miễn dịch chống viêm mạnh (liệu pháp sinh học) được sử dụng cho những trường hợp nặng không đáp ứng với các điều trị khác. Phẫu thuật có thể cần thiết để chữa lỗ rò hoặc khi bệnh không đáp ứng với thuốc.
Bệnh Crohn là bệnh viêm tại đường ruột. Nó gây ra viêm niêm mạc đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và thậm chí suy dinh dưỡng trầm trọng. Bệnh Crohn là nguyên nhân gây ra loét hình thành trong đường tiêu hóa ở bất cứ nơi nào trong cơ thể từ miệng cho tới hậu môn. Tuy nhiên, bệnh Crohn lại gây loét không liên tục ở bất kỳ vị trí nào từ miệng đến hậu môn.
Do các viêm nhiễm gây ra bởi bệnh Crohn thường lây lan và đi sâu vào các lớp mô ruột nên bệnh nhân mắc bệnh Crohn thường rất đau đớn, suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Với từng bệnh nhân cụ thể, dựa vào tình trạng tổn thương và vị trí của chúng trong đường ruột mà bác sĩ mới có thể đưa ra cách để điều trị bệnh Crohn cho phù hợp.
Nếu bệnh nhân mới mắc bệnh Crohn nhưng còn ở giai đoạn mới, tổn thương nhẹ, các thuốc salicylate có thể giúp ích. Một số kháng sinh cũng được sử dụng để điều trị bệnh Crohn thể nhẹ.
Một khi bệnh nhân đã ở trong tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn thì thuốc steroid thường khuyến cáo là được sử dụng. Trong các thể bệnh hoạt động, steroid có thể được sử dụng chung với các thuốc ức chế miễn dịch hoặc với một thuốc mới hơn có tên gọi là infliximab.
Ở các thể bệnh Crohn rất nặng, có thể cần phải nhập viện và việc phẫu thuật lúc này có thể được bác sĩ tính đến. Có 2 loại điều trị chính mà hiện nay đang được các áp dụng:
Điều trị nội khoa bảo tồn: Là phương pháp điều trị chủ yếu. Bệnh nhân cần chú ý đảm bảo tốt 3 khâu: nghỉ ngơi, ăn uống và thuốc. Nên nằm tại giường đến khi hết các triệu chứng, nên ăn các thức ăn nhiều năng lượng, nhiều đạm và sinh tố, nên uống các loại kháng sinh, sinh tố, corticoid, các thuốc giảm miễn dịch và thuốc điều trị triệu chứng (theo hướng dẫn của bác sĩ).
Điều trị phẫu thuật: Chỉ định mổ tuyệt đối cho các trường hợp bệnh Crohn gây thủng ruột, chảy máu không cầm được, các trường hợp biến chứng nhiễm khuẩn, trường hợp có lỗ rò giữa ruột với các cơ quan khác.