Tóm tắt bệnh Viêm tai giữa

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Viêm tai xương chũm
  • Tympanitis

Nhiễm trùng tai giữa (nhiễm trùng sau màng nhĩ) gây mưng mủ trong tai giữa. Viêm tai giữa là nguyên nhân phổ biến nhất của đau tai, thường do vi khuẩn gây ra, nhưng có thể do vi-rút, do dị ứng, tắc xoang. Hầu hết các trường hợp không cần dùng kháng sinh, chỉ cần loại bỏ mủ để thông tai giữa.

Triệu chứng

Đau tai, cảm giác đầy tai, nôn mửa, tiêu chảy, mất thính giác ở tai bị viêm, chóng mặt. Trẻ sơ sinh có thể biểu hiện quấy khóc, kém ăn, sốt.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Phần lớn các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng đến kháng sinh. Kháng sinh được sử dụng nếu triệu chứng kéo dài. Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn) và acetaminophen (Tylenol) được dùng để giảm đau. Đặt ống thông nhĩ trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc tái phát.

Tổng quan bệnh Viêm tai giữa

 

Giải phẫu và sinh lý tai

 

  • Giải phẫu tai: Tai gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong
    • Tai ngoài: Vành tai và ống tai ngoài
    • Tai giữa: Hòm tai, vòi nhĩ và các xoang chũm
  • Cấu tạo của hòm nhĩ
    • Hòm nhĩ giống như một hình trống dẹt. Bộ phận chủ yếu trong hòm nhĩ là tiểu cốt. Hòm nhĩ được chia thành hai tầng. Tầng trên gọi là tầng thượng nhĩ chứa tiểu cốt, tầng dưới gọi là trung nhĩ (antrium) là một hốc rỗng chứa không khí, thông trực tiếp với vòi nhĩ.
    • Hòm nhĩ có 6 thành:
      • Thành ngoài: Phía trên là tầng thượng nhĩ, phần dưới là màng nhĩ hình bầu dục.
      • Thành trong: Có đoạn nằm ngang của ống falope, phần trên là thành trong của thượng nhĩ có gờ ống bán khuyên ngoài, nằm ngay trên ống falope. Ở một số trường hợp dây thần kinh VII không có ống xương che phủ do đó viêm tai giữ dễ bị liệt mặt, phần dưới là thành trong của hòm nhĩ. Ở mặt này có hai cửa sổ: Cửa sổ bầu dục ở phía trên và sau, cửa sổ tròn ở phía sau và dưới.
      • Thành sau: Phần trên của thành sau là ống thông hang, nối liền hang chũm với hòm nhĩ, phần dưới thành sau là tường dây VII ngăn cách hòm nhĩ với xương chũm.
      • Thành trước:Thông với lỗ vòi nhĩ (Eustachi), ở trẻ em lỗ vòi luôn mở thông với vòm mũi họng. Với đặc điểm cấu tạo vòi nhĩ nằm ngang, khá rộng và thẳng, viêm nhiễm vùng mũi họng dễ xâm nhập vào tai giữa.
      • Thành trên: Hay là trần nhĩ ngăn cách hòm nhĩ với hố não giữa. Ở trẻ em, đường khớp trai đá bị hở nên viêm tai giữa dễ bị viêm màng não.
      • Thành dưới: Vịnh tĩnh mạch cảnh.
  • Tai trong: Nằm trong xương đá, đi từ hòm tai tới lỗ ống tai trong.
    • Gồm 2 phần là mê nhĩ xương bao bọc bên ngoài và mê nhĩ màng ở trong.
    • Mê nhĩ xương: Gồm tiền đình và loa đạo (ốc tai).
    • Tiền đình thông với tai giữa bởi cửa sổ bầu dục ở phía trước, có ống bán khuyên nằm theo 3 bình diện không gian.
    • Loa đạo giống như hình con ốc có hai vòng xoắn rưỡi, được chia thành hai vịn: là vịn tiền đình thông với tiền đình và vịn nhĩ thông với hòm tai bởi cửa sổ tròn, nó được bịt kín bởi màng nhĩ phụ Scarpa.
    • Mê nhĩ màng: Gồm hai túi là cầu nang và soan nang, ống nội dịch và 3 ống bán khuyên màng.
    • Trong cầu nang và soan nang có các bãi thạch nhĩ là vùng cảm giác thăng bằng. Trong ống bán khuyên có mào bán khuyên là vùng chuyển nhận các kích thích chuyển động.
    • Loa đạo màng: Nằm trong vịn tiền đình có cơ quan Corti chứa đựng các tế bào lông và các tế bào đệm, tế bào nâng đỡ.
    • Giữa mê nhĩ xương và mê nhĩ màng có ngoại dịch, trong mê nhĩ màng có nội dịch.
    • Thần kinh. Các sợi thần kinh xuất phát từ tế bào lông của cơ quan Corti tập hợp thành bó thần kinh loa đạo (ốc tai). Các sợi thần kinh xuất phát từ các mào bán khuyên và bãi thạch nhĩ tập hợp thành bó thần kinh tiền đình. Hai bó này tập hợp thành dây thần kinh số VIII chạy trong ống tai trong để vào não.

Sinh lý tai

Tai có hai chức năng nghe và thăng bằng.

  • Chức năng nghe
    • Sinh lý truyền âm
      • Tai ngoài: Vành tai thu và định hướng sóng âm, ống tai truyền sóng âm tới màng tai.
      • Tai giữa: Dẫn truyền và khuyếch đại cường độ âm thanh (vòi nhĩ, màng nhĩ, chuỗi xương con).
    • Sinh lý tiếp âm
      •  Điện thế liên tục: Do có sự khác biệt về thành phần của Na+ và K+ trong nội và ngoại dịch.
      • Điện thế hoạt động:Do sự di chuyển của nội dịch, sự rung động của các tế bào lông.
      • Luồng thần kinh: Luồng thần kinh tập hợp các điện thế chuyển theo dây VIII lên vỏ não.
  • Chức năng thăng bằng
    • Thăng bằng vận động. Do các ống bán khuyên, khi thay đổi tư thế đầu làm nội dịch nằm trong ống bán khuyên di chuyển gây kích thích tế bào thần kinh ở mào bán khuyên tạo nên luồng thần kinh.
    • Thăng bằng tĩnh tại. Tuỳ theo tư thế bất động (khi nằm hoặc ngồi...), các hạt thạch nhĩ đè lên tế bào thần kinh ở bãi thạch nhĩ tạo lên luồng thần kinh. Các luồng thần kinh được thần kinh tiền đình đưa đến các trung tâm ở não tạo nên các phản xạ điều chỉnh thăng bằng của cơ thể.

Điều trị bệnh

Viêm tai giữa cấp tính

Tuỳ từng giai đoạn mà có thái độ điều trị phù hợp:

  • Giai đoạn khởi phát:Chủ yếu điều trị mũi họng.
    • Chống nghạt tắc mũi: tái lập lại sự thông thoáng của mũi và các lỗ thông xoang để đảm bảo dẫn lưu cho các xoang viêm, giảm sự chênh lệch về áp lực giữa trong xoang và hốc mũi.
    • Làm bớt chảy mũi
    • Điều trị viêm nhiễm
    • Đề phòng tái phát viêm xoang

Cụ thể:

    • Nhỏ mũi: Bằng các thuốc co mạch làm cho mũi thông thoáng. Trước khi rỏ mũi cần xì mũi để tống các chất xuất tiết ứ đọng trong mũi (Êphêdrin, Naphasolin, dầu Gômênon) ngày rỏ từ 5 - 10 lần.
    • Xông thuốc: Bằng cách hít hơi nước nóng có mang thuốc, hơi nóng có tác dụng giảm xung huyết niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho thuốc có thể thấm vào các khe kẽ của mũi và có thể thấm vào xoang qua các lỗ thông mũi xoang. Các thuốc dùng để xông là dầu khuynh diệp, dầu gômênon, dầu gió thời gian xông từ 5-10 phút.
    • Khí dung mũi: Phải có máy khí dung. Máy tác động phân tán dung dịch thuốc thành những hạt nhỏ (từ 1-10mm) hoà tan trong không khí. Thuốc đưa vào cơ thể theo đường khí dung có tác dụng gấp 5 lần so với đường uống hoặc đường tiêm, do đó dùng liều lượng có thể giảm xuống, khối lượng dùng là 5ml.
    • Lý liệu pháp: Bằng tia hồng ngoại và sóng ngắn
    • Toàn thân:
      • Kháng sinh thường được sử dụng là loại gram (+): Amoxilin, co-trimazole hoặc Erytromycin.
      • Chống viêm, giảm đau.
      • Nâng đỡ cơ thể bằng các loại sinh tố.
    • Tại chỗ tai: Rỏ Glyxerin borate 3%, Otipax...
  • Giai đoạn toàn phát
    • Luôn theo dõi và trích màng nhĩ đúng lúc: Nếu bệnh nhân đến đã vỡ mủ thì phải làm thuốc tai hàng ngày: lau sạch mủ và rỏ thuốc kháng sinh kết hợp với điều trị mũi họng.
    • Kháng sinh toàn thân.
    • Chống viêm.
    • Nâng đỡ cơ thể.

Viêm tai giữa mãn tính

  • Viêm tai giữa mãn tính mủ nhầy
    • Tại chỗ:
      • Lau, rửa sạch mủ.
      • Nhỏ thuốc làm se niêm mạc.
      • Nhỏ vào tai hỗn dịch: Cloramphenicol + Hydrocortison.
      • Hòm nhĩ đóng kín: Tiêm vào 0,5 ml Hydrocortison hoặc Alpha-Chymotrypsin.
      • Có thể nhỏ bằng chất đắng: Becberin, bạch hoa xà...
    • Điều trị mũi họng:
      • Nạo V.A
      • Cắt Amiđan
      • Giải quyết u xơ vòm mũi họng.
      • Phẫu thuật mở thượng nhĩ dẫn lưu.
  • Viêm tai giữa mủ mãn tính
    • Điều trị triệt để viêm mũi họng.
    • Điều trị phẫu thuật: Dẫn lưu, lấy bệnh tích, phục hồi chức năng.
    • Các phương pháp:
      • Dẫn lưu thượng nhĩ.
      • Tiệt căn xương chũm.
    • Nguyên tắc mổ phục hồi thính lực:
      • Vá màng nhĩ đơn thuần.
      • Phẫu thuật hang chũm - thượng nhĩ + vá nhĩ

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm tai giữa

Whoops, looks like something went wrong.