Là tình trạng nhiễm trùng ống tai (từ thùy tai vào màng nhĩ). Nước vào trong tai (trong khi bơi, tắm,...) có thể gây nhiễm trùng tai ngoài. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi ống tai bị xây xước. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn, một số trường hợp bệnh kéo dài có thể liên quan đến nấm men. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao.
Đau tai, đau nặng hơn khi kéo tai ngoài, ngứa tai hoặc ngứa ống tai, tai chảy dịch, giảm thính lực.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Thuốc có thể bao gồm: Thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh và corticoid. Làm sạch các ống tai. Thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn) và thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol) được sử dụng.
Viêm tai ngoài, hay hội chứng ở người sau khi bơi là một tình trạng nhiễm trùng da ở ngoài ống tai và có thể xảy ra ở dạng cấp tính hay mãn tính.
Viêm tai ngoài có thể là do nhiễm trùng, bệnh da (chàm hay tăng tiết bã nhờn), nấm (Aspergillosis), sự kích thích thường xuyên (ngoáy tai), dị ứng, chảy mủ mãn tính từ tai giữa, u (hiếm gặp), hay có thể đơn thuần sau một thói quen tâm thần là thường xuyên cào gãi tai. Một bệnh nhân đã hay đang bị chàm ở ống tai, sau đó có chảy dịch đen, điều này gợi ý nhiễm nấm kèm theo.
Các thuốc nhỏ tai chứa chất kháng sinh hoặc chất acid rất hữu hiệu trong việc chữa trị. Thuốc nhỏ thẳng vào ống tai, thường là 3 - 4 giọt, 2 - 4 lần/ngày tùy loại thuốc. Nên dùng thuốc thêm khoảng 3 ngày sau khi triệu chứng đã thuyên giảm (nói chung, dùng thuốc từ 5 đến 7 ngày). Tuy nhiên, những trường hợp nặng, có khi phải dùng thuốc đến 10 - 14 ngày.
Thuốc nhỏ, nếu lạnh, vào tai có thể khiến bạn chóng mặt. Nếu bạn thấy chai thuốc hơi lạnh, hãy ấp chai thuốc trong lòng hai bàn tay một lát cho thuốc bớt lạnh rồi hãy dùng. Nhỏ thuốc xong, bạn nằm một lát cho thuốc ngấm, còn nếu không thể nằm lâu đủ chờ thuốc ngấm, bạn dùng một miếng bông nhỏ thấm thuốc rồi nhét vào tai giữ thuốc trong tai khỏi chảy ra ngoài. Lay đẩy chỗ sụn ngay phía ngoài ống tai cũng giúp thuốc tráng đều và dễ ngấm vào ống tai hơn.
Trường hợp ống tai nhiều ráy và mủ, nếu có thể, ống tai cần được bác sĩ lau sạch trước khi nhỏ thuốc. Cũng có trường hợp ống tai nhiễm trùng sưng nhiều và hẹp lại, thuốc không vào được, hãy đặt một dụng cụ dẫn thuốc (wick) vào ống tai, rồi qua đó, nhỏ thuốc 3 - 4 giờ/1 lần vào lúc thức. Cứ 2 - 5 ngày, tai được khám lại, cho đến khi ống tai không còn thấy sưng nữa, lấy dụng cụ dẫn thuốc ra khỏi tai.
Đa số những trường hợp viêm tai ngoài do vi trùng dùng thuốc nhỏ tai chứa chất acid (Vosol, Vosol HC, Otic Demeboro) hoặc chất kháng sinh (các thuốc Cortisporin, Colymycin S, Otobiotic, Floxin Otic, Cipro HC Otic, Garamycin, Tobrex, ...) là đủ, không cần đến kháng sinh uống. (Viêm tai giữa, ngược lại, chữa bằng kháng sinh uống, không dùng thuốc nhỏ tai). Nhưng nếu dùng thuốc nhỏ tai, viêm tai ngoài không thấy thuyên giảm, hoặc khi tai giữa cùng bị viêm, hoặc nhiễm trùng ngay lúc đầu đã có vẻ lan rộng (sốt trên 38,3oC, đau dữ quá, nổi hạch quanh tai), thuốc nhỏ tai không đủ, phải dùng thêm kháng sinh uống mới xong.
Nên nghi ngờ viêm tai giữa khi người bệnh mới bị cảm, cúm thời gian gần đây, hoặc khi viêm tai xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, vì trẻ dưới 2 tuổi hay bị viêm tai giữa, hiếm khi viêm tai ngoài.
Cũng nên nghĩ đến việc dùng kháng sinh uống sớm cho những người có sức đề kháng cơ thể suy giảm, chẳng hạn vì mang bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc steroid, hoặc mang bệnh viêm da mãn tính. Những trường hợp nặng, dùng thuốc kháng sinh uống cũng không ăn thua, ta dùng kháng sinh tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Bệnh nặng, đã phải cầu cứu đến kháng sinh uống hay tiêm, nên sử dụng loại có thể trị được vi trùng P. aeruginosa và S. aureus (Ampicillin, Amoxil), những thuốc kháng sinh hay bị lạm dụng, nhiều vi trùng đã kháng - không hữu hiệu).
Làm sạch ống tai bằng cách hút ra hết chất tiết dơ bẩn là căn bản của việc điều trị. Sau đó, thuốc nhỏ tai chứa chất acid, nhỏ 3 - 4 lần mỗi ngày trong vòng 5 - 7 ngày.
Nếu bệnh vẫn chưa khỏi, nên nhỏ tai bằng thuốc Lotrimin (dung dịch clotrimazole 1%). Các thuốc nhỏ Merthiolate, Cresylate có thể hữu hiệu hơn, nhưng lại khiến tai bẩn hơn. Nếu thấy màng nhĩ bị thủng, dùng thuốc nhỏ Tinactin (dung dịch tolnafate 1%) cho an toàn, thuốc có lỡ lọt vào tai giữa cũng không sao. Các thuốc kể trên đều dùng giống nhau: 3 - 4 giọt, ngày 2 lần, trong 7 ngày.
Nấm Aspergillus có khi rất khó chữa, khi dùng thuốc nhỏ tai không ăn thua gì, nên dùng thuốc uống trị nấm Sporanox.