Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác, dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở vỏ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác, đoạn trong nhãn cầu, gọi là viêm gai thị hay ở phía sau nhãn cầu, gọi là viêm thần kinh thị hậucầu. Nguyên nhân của bệnh thường do rối loạn tự miễn dịch hoặc bệnh đa xơ cứng.
Đau mắt, nhức đầu, mờ mắt.
Dùng thuốc Steroid là biện pháp điều trị chính, thường được tiêm tĩnh mạch với liều lượng lớn.
Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác nhằm dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở vỏ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác đoạn trong nhãn cầu gọi là viêm gai thị hay ở phía sau nhãn cầu gọi viêm thần kinh thị hậu.
Bệnh thường gặp ở độ tuổi 20-50 tuổi. Tuổi trung bình khoảng 30 tuổi.
Việc điều trị bệnh chủ yếu là loại trừ nguyên nhân mới khỏi bệnh hoàn toàn.
Người bệnh cần được khám bệnh toàn diện và điều trị theo các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Thần kinh, Truyền nhiễm, Dị ứng. Ngừng ngay việc sử dụng các chất gây nhiễm độc thị thần kinh.
Tại mắt, cần giải quyết rối loạn tuần hoàn, dinh dưỡng tại dây thần kinh, chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Ngay sau khi có chẩn đoán xác định, người bệnh cần được điều trị ngay bằng Corticoid. Thuốc Corticoid có thể được chỉ định với liều rất cao, dùng cả đường uống lẫn đường tiêm. Trong trường hợp này, bệnh nhân bắt buộc phải nằm viện để theo dõi toàn trạng.
Các loại kháng sinh có thể được cho dùng tuỳ theo tác nhân gây bệnh là loại nào. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể người bệnh phải dùng tới thuốc ức chế miễn dịch (bệnh Behcet). Ngoài ra, có thể dùng các loại thuốc giãn mạch dùng theo đường toàn thân (uống) và tại chỗ (tiêm cạnh nhãn cầu) cùng các vitamin nhóm B (như B1, B6, B12).
Viêm thị thần kinh là một bệnh mắt nặng cần được khám phát hiện bệnh cùng nguyên nhân gây bệnh sớm, điều trị tích cực mới có khả năng phục hồi chức năng thị giác, tránh tái phát cùng các biến chứng và di chứng nặng nề.