Tóm tắt bệnh Viêm túi mật

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Cholecystitis

Hơn 90% các trường hợp viêm đường mật - túi mật có nguyên nhân do sỏi và giun đũa chui vào đường mật - túi mật, nhất là khi có tắc nghẽn ống mật. Trong nhóm bệnh lý này, bệnh viêm túi mật cấp là một cấp cứu về tiêu hóa, thường do sỏi mật gây nên; trong khi đó viêm túi mật mãn tính lại có biểu hiện của những rối loạn tiêu hóa mãn tính, dai dẳng. Bệnh hay gặp ở nữ, tuổi thường gặp từ 40 - 60 tuổi. Bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để phòng những biến chứng có thể dẫn tới tử vong.

Triệu chứng

Đau bụng (bụng trên bên phải), nôn mửa, sốt, vàng da.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Siêu âm sẽ được thực hiện để xác định sỏi mật và thiết lập chẩn đoán.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được sử dụng.

  • Nếu không có sỏi mật được nhìn thấy trên kiểm tra hình ảnh, Hida Scan sẽ được tiến hành để phát hiện nguyên nhân khác gây ra viêm túi mật.

Điều trị

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm Lipase

Tổng quan bệnh Viêm túi mật

Mặc dù là bệnh khá phổ biến, song đến nay bệnh lý viêm túi mật vẫn chưa được cộng đồng chú ý đúng mức.

Hầu hết bệnh nhân bị viêm túi mật cấp, triệu chứng thuyên giảm sau 1 - 4 ngày. Tuy nhiên, khoảng 25 - 30% bệnh nhân phải phẫu thuật hoặc xuất hiện các biến chứng.

Bệnh nhân bị viêm túi mật không do sỏi có tỷ lệ tử vong khoảng dưới 10%, lớn hơn nhiều so với khoảng 4% ở những bệnh nhân viêm túi mật do sỏi. Nếu có hơi trong đường mật, tỷ lệ tử vong xấp xỉ 15%.

Thủng túi mật xảy ra ở khoảng 10 - 15% trường hợp.

Rất nhiều trường hợp vẫn nhập viện trong tình trạng đã biến chứng khá nặng. Đặc biệt những người có nguy cơ cao ít biết trước mình có khả năng mắc bệnh, đó là những người cao tuổi, phụ nữ, béo phì, giảm cân nhanh, do dùng thuốc điều trị... Viêm túi mật không do sỏi gây tử vong cao hơn viêm túi mật do sỏi.

Điều trị bệnh

Dùng kháng sinh phổ tác dụng rộng với các chủng đường ruột cả ái khí lẫn yếm khí, kháng sinh có khả năng ngấm tốt vào đường mật và có sự kết hợp giữa các nhóm: Thông thường dùng nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 (Cefobis) với nhóm Amyloglycosis (Gentamycine) và Metronidazole. Nếu có kết quả kháng sinh đồ thì dùng theo kháng sinh đồ là tốt nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh cần được điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, đặc biệt là những rối loạn chức năng gan và thận.

Trong nhiều trường hợp, phải giải phóng đường mật tạm thời như chọc mật qua da hay mở cơ thắt Oddi qua nội soi. Nếu bệnh có biến chứng nặng phải phẫu thuật mở đường mật, lấy sỏi, rửa đường mật và đặt ống dẫn lưu Kehr.

Mặc dù đã được cải thiện với dùng kháng sinh sớm và giải phóng đường mật, nhưng một số yếu tố khiến tiên lượng bệnh nhân khó khăn hơn như: tuổi già, phụ nữ, suy gan suy thận cấp, trước đó đã bị xơ gan, tắc nghẽn đường mật ác tính.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm túi mật

Whoops, looks like something went wrong.