Viễn thị là tật bất thường khúc xạ khiến người mắc bệnh khó nhìn thấy đối tượng gần, có nghĩa là đường đi của tia sáng ở mắt viễn khác so với mắt chính thị. Khi bị viễn thị, các tia sáng song song hội tụ sau võng mạc.
Không nhìn rõ các vật ở gần, phải nheo mắt để nhìn rõ các vật.
Nhức mỏi mắt, cay mắt, đau đầu khi đọc sách.
Lác mắt ở trẻ em.
Thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Việc khám Nhãn khoa cụ thể và thử nghiệm trực quan sẽ được thực hiện.
Để điều trị viễn thị, có thể đeo kính gọng, dùng kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật. Có nhiều phẫu thuật để chữa viễn thị, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Viễn thị là tật bất thường khúc xạ, có nghĩa là đường đi của tia sáng ở mắt viễn khác so với mắt chính thị. Khi bị viễn thị, các tia sáng song song hội tụ sau võng mạc.
Nguyên nhân có thể là lực khúc xạ của mắt yếu hoặc trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Người bị viễn thị nhìn kém cả ở khoảng gần cũng như khi nhìn xa. Muốn thấy rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.
Người ta chia viễn thị thành 3 loại:
Viễn thị nhẹ: dưới 2 đi-ốp
Viễn thị trung bình: từ 3 đến 5 đi-ốp.
Viễn thị nặng: hơn 5 đi-ốp.
Ở trẻ em khoảng 3 tuổi, mắt thường bị viễn thị trung bình +2D. Nhưng, song song với quá trình phát triển của trẻ, trục nhãn cầu cũng dài ra, con mắt có kích thước bình thường và trở thành chính thị vào khoảng 15 tuổi. Bởi vậy, viễn thị cũng là một giai đoạn phát triển của mắt trước khi thành chính thị. Ở một số người thì sự phát triển này ngừng lại, con mắt bị ngắn, đó là nguyên nhân chính của viễn thị, gọi là viễn thị do trục chiếm hơn 90% tổng số viễn thị.
Ngoài ra viễn thị còn do những nguyên nhân khác như khi mổ lấy thể thủy tinh bị đục, giác mạc bị dẹt do sẹo,… Những loại này chiếm tỉ lệ ít.
Độ viễn thị nhẹ có thể cân bằng được nhờ co cơ thể mi, làm tăng lực khúc xạ của thể thuỷ tinh. Khả năng này là rất cao ở người trẻ, nhất là trẻ em. Chúng có thể điều tiết để điều chỉnh tật viễn thị dưới 3 đi-ốp một cách dễ dàng. Khi đó, người ta gọi là viễn thị ẩn. Có nghĩa là có rất nhiều người trẻ bị viễn thị nhưng thị lực nhìn xa của họ còn tốt.
Tuy nhiên, khả năng làm việc với thị lực nhìn gần giảm sút, nhất là ở độ tuổi trên 30. Nếu không được phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ hợp lý thì khả năng lao động trí óc của họ sẽ bị ảnh hưởng nhiều vì những người này rất nhanh bị mỏi mắt hoặc nhức đầu khi đọc sách hoặc làm việc với máy vi tính. Vì vậy, chúng ta cần biết những dấu hiệu này để chăm sóc mắt cho bản thân hoặc hướng dẫn mọi người xung quanh nhận biết nguyên nhân là do tật khúc xạ để điều chỉnh kịp thời, giữ gìn đôi mắt sáng, có khả năng làm việc cao, thoải mái để đạt hiệu quả lao động cao nhất.
Để điều trị viễn thị, có thể đeo kính gọng, dùng kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật. Có nhiều phẫu thuật để chữa viễn thị, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể:
Tạo hình giác mạc bằng nhiệt đông: Hiệu quả điều chỉnh khúc xạ đạt được bằng cách dùng một kim đã được làm nóng đến nhiệt độ nhất định để làm đông kết vùng chu biên giác mạc. Kết quả là vùng chu biên co lại làm công suất khúc xạ giác mạc tăng lên, bệnh nhân hết viễn thị.
Tạo hình giác mạc bằng quang đông laser: Nguyên tắc của phẫu thuật giống như tạo hình giác mạc bằng nhiệt đông, chỉ có một khác biệt là năng lượng laser được sử dụng thay cho việc dùng kim được làm nóng.
Mổ viễn thị bằng phương pháp LASIK: Cũng như trong phương pháp LASIK điều trị cận thị, một vạt giác mạc được tạo bằng dao chuyên dụng rồi nâng lên để bộc lộ phần giác mạc phía dưới. Phần giác mạc được bộc lộ này sẽ chịu tác động laser để lấy bớt tổ chức mô giác mạc vùng chu biên của phần quang học làm tăng lực khúc xạ của giác mạc, sau đó vạt giác mạc sẽ được đặt lại vào vị trí cũ. Vạt giác mạc sẽ được bám trở lại vị trí cũ, cố định nhanh và chắc chắn. Sau mổ, bệnh nhân có thể nhanh chóng trở lại như trong trường hợp dùng LASIK điều trị cận thị.
Thay thể thủy tinh điều trị viễn thị: Đó là phương pháp lấy đi thể thủy tinh của bệnh nhân và thay bằng thể thủy tinh nhân tạo có công suất khúc xạ lớn hơn so với thể thủy tinh của bệnh nhân.