Tóm tắt bệnh Vô sinh, Hiếm muộn

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Infertility

Tần suất hiếm muộn nguyên nhân do vợ và chồng là tương đương nhau. Theo số liệu thống kê, nguyên nhân do vợ chiếm 30-40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15-30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân.

Hiếm muộn chia ra làm hai loại sau:

  • Hiếm muộn nguyên phát chỉ một cặp vợ chồng chưa có thai lần nào

  • Hiếm muộn thứ phát chỉ những cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần, nay muốn sinh con nhưng không thể có thai được.

Triệu chứng

Triệu chứng ở nữ giới: Tiết dịch vú, viêm âm đạo, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, mất kinh, sảy thai.

Triệu chứng ở nam giới: Tổn thương không đau ở thân hay đầu dương vật, sưng đau ở bìu, tiểu rát, quy đầu đau và sưng, tinh dịch có lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh, đau khi giao hợp, đau tinh hoàn, bìu sưng to, liệt dương

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Khám Phụ khoa, làm Pap’s

  • Siêu âm, nội soi

  • Xét nghiệm máu hai vợ chồng

  • Tinh dịch đồ (phân tích tinh dịch) người chồng

  • Chụp X quang tử cung - vòi trứng (HSG) và xét nghiệm định lượng nội tiết người vợ.

 

Điều trị

Điều trị bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục

  • Vật lý trị liệu

  • Các liệu pháp bổ sung hormone

  • Sử dụng các loại thuốc điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và kích thích quá trình rụng trứng ở người vợ

  • Phẫu thuật...

  • Ngoài ra cũng có các biện pháp khác giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con: Thụ tinh nhân tạo

Tổng quan bệnh Vô sinh, Hiếm muộn

Tần suất hiếm muộn nguyên nhân do vợ và chồng là tương đương nhau. Theo số liệu thống kê, nguyên nhân do vợ chiếm 30-40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15-30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân.

Hiếm muộn chia ra làm hai loại sau:

  • Hiếm muộn nguyên phát chỉ một cặp vợ chồng chưa có thai lần nào.

  • Hiếm muộn thứ phát chỉ những cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần, nay muốn sinh con nhưng không thể có thai được.

Điều trị bệnh

Điều trị cho nam giới

  • Trước khi tiến hành điều trị cần làm các xét nghiệm cần thiết:

    • Phân tích tinh trùng: Hay còn gọi là đếm tinh trùng, một phương pháp kỹ thuật nghiên cứu tinh trùng của nam giới. Tinh trùng được lấy bằng cách thủ dâm, sau đó xuất tinh vào lọ chứa sạch, gửi tới phòng khám của bác sĩ hoặc phòng xét nghiệm trong 1-2 giờ để xét nghiệm. Người ta sẽ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tinh trùng như số lượng/ml, sự chuyển động, hình thái; lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh và sự đặc lỏng của tinh dịch. Việc này được thử vài lần trước khi đưa đến kết luận.

    • Xét nghiệm sau giao hợp: Còn gọi là xét nghiệm Huhner hay PK, là kiểm tra tinh dịch, nhầy tử cung và cách hai người tiếp xúc với nhau. Điều đó được thực hiện vài giờ sau khi vợ chồng giao hợp, thời điểm phụ nữ có khả năng thụ thai. Thực hiện khám vùng tiểu khung và các dịch nhầy ở cổ tử cung và tinh dịch khi phóng tinh. Xét nghiệm đếm tinh trùng, sự chuyển động và sự hiện diện của tinh trùng đang xâm nhập vào dịch nhầy tử cung trên đường đi đến tử cung. Phản ứng của hệ miễn dịch có thể cũng được xem xét.

  • Điều trị:

    • Điều trị bằng kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục.

    • Sử dụng thuốc hoặc làm theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lí sức khỏe sinh sản có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản trong các trường hợp rối loạn chức năng cương cứng hoặc xuất tinh sớm.

    • Các liệu pháp bổ sung hormone. 

    • Phẫu thuật trong các trường hợp tắc ống dẫn tinh, tắc ống mào tinh, giãn tĩnh mạch tinh...

    • Thụ tinh nhân tạo: Áp dụng cho trường hợp người chồng có khả năng sinh sản nhưng gặp vấn đề rắc rối như xuất tinh sớm hoặc lượng tinh dịch ít, có thể giải quyết bằng thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng.

Điều trị cho nữ giới

  • Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị khả năng sinh sản cho phụ nữ mà không có sự can thiệp sâu bên trong, giúp thông những khu vực bị dính. Nguyên nhân vô sinh do dính chiếm khoảng một nửa các trường hợp vô sinh nữ.

    • Rủi ro: Không.

    • Tác dụng phụ: Thỉnh thoảng có đau nhức.

    • Tỷ lệ thành công: Hơn 70% với một số kỹ thuật, thành công trong dài hạn.

  • Dùng thuốc

    Là hình thức điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và kích thích quá trình rụng trứng. 

    • Rủi ro: Có thể mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn, mắc hội chứng buồng trứng Hyperstimulation.

    • Tác dụng phụ: Nhức đầu, đầy hơi, bốc hoả, khô âm đạo, phát ban.

    • Tỷ lệ thành công: Từ 20% đến 60%, thường là với sự giúp đỡ của thụ tinh nhân tạo.

  • Phẫu thuật

    Phương pháp điều trị này giúp sửa chữa các khuyết tật di truyền và loại bỏ dính, polyp, u nang và tăng trưởng tế bào bất thường khác.

    • Rủi ro: Phản ứng khi gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, sự tích tụ của mô sẹo đòi hỏi phải phẫu thuật bổ sung sau đó.

    • Tác dụng phụ: Đau nhẹ đến đau nặng và khó chịu sau phẫu thuật.

    • Tỷ lệ thành công: Khác nhau rất nhiều, từ 10-90%, tùy thuộc vào mức độ và quá trình phẫu thuật.

  • Thụ tinh nhân tạo

    Đây là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Tinh trùng sẽ được tiêm vào tử cung của người phụ nữ, thông qua cổ tử cung, ống dẫn trứng với một ống thông. Trong một số trường hợp, người phụ nữ được chỉ định dùng thuốc trước đó vài chu kì kinh nguyệt trước khi phẫu thuật.

    • Rủi ro: Nhiều thai, nhiễm trùng từ tinh dịch bị ô nhiễm hoặc ống thông không vô trùng.

    • Tác dụng phụ: Tiểu giắt, chuột rút và đau, chảy máu âm đạo hoặc các tác dụng phụ khác.

    • Tỷ lệ thành công: Khác nhau, từ 5 đến 25%.

  • Thụ tinh trong ống nghiệm

    Đây cũng là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản ART khác, với hình thức trứng được lấy ra từ buồng trứng và thụ tinh trong phòng thí nghiệm, sau đó được đặt trong tử cung để phát triển. Một số phụ nữ cũng cần dùng thêm thuốc tăng khả năng sinh sản.

    • Rủi ro: Mang đa thai, thai ngoài tử cung, hội chứng buồng trứng tăng kích thích, dị tật bẩm sinh (cần nghiên cứu thêm về vấn đề này), phản ứng do gây mê, nhiễm trùng, chảy máu.

    • Tác dụng phụ: Chuột rút, đau, thay đổi tâm trạng.

    • Tỷ lệ thành công: Từ 28 đến 75%.

Các câu hỏi liên quan bệnh Vô sinh, Hiếm muộn