Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (tên tiếng Anh là retinopathy of prematurity hay viết tắt là ROP) là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ đẻ non, nhẹ cân (dưới 2.000g). Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì một tỷ lệ đáng kể có nguy cơ bị mù vĩnh viễn cả hai mắt.
Mắt trẻ phản xạ kém với ánh sáng. Cần cho trẻ khám sớm để phát hiện bệnh bởi bệnh được phát hiện càng sớm thì các biện pháp điều trị càng đạt hiệu quả cao.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ sử dụng những dụng cụ, máy móc chuyên dụng để khám đáy mắt cho trẻ như soi đáy mắt gián tiếp... để phát hiện bệnh ở những giai đoạn khác nhau và có biện pháp điều trị thích hợp.
Để điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non có 2 phương pháp với nguyên lý chung: làm bỏng vùng võng mạc vô mạch gây ra sẹo dính phòng ngừa bong võng mạc do tiến triển của bệnh và giảm khả năng sinh tân mạch võng mạc. Sử dụng phương pháp nào là do bác sỹ chỉ định, phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (tên tiếng anh là retinopathy of prematurity hay viết tắt là ROP) là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ đẻ non, nhẹ cân (dưới 2.000g). Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì một tỷ lệ đáng kể có nguy cơ bị mù vĩnh viễn cả hai mắt.
Trong quá trình phát triển của thai nhi, mạch máu ở võng mạc (võng mạc là màng mỏng lót mặt trong thành nhãn cầu, có vai trò giúp con người nhìn thấy được hình ảnh sự việc) xuất phát từ phần trung tâm phía sau võng mạc, rồi phát triển dần về phía trước và kết thúc vào lúc thai nhi được đủ tháng. Ở trẻ đẻ non, quá trình này chưa hoàn thành. Sau khi trẻ được sinh ra, nếu các mạch máu tiếp tục quá trình phát triển bình thường thì trẻ không mắc bệnh, nếu các mạch máu phát triển một cách bất thường thì trẻ sẽ mắc bệnh.
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non được phân loại khác nhau tuỳ theo từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ độ 1 đến độ 5, trong đó độ 5 là mức độ nặng nhất. Mức độ nặng nhẹ của bệnh võng mạc trẻ đẻ non được đánh giá dựa trên sự tương quan giữa vùng võng mạc có mạch máu mọc bình thường so với vùng có phát triển mạch máu bất thường.
Những giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc trẻ đẻ non
Để điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non có 2 phương pháp với nguyên lý chung: làm bỏng vùng võng mạc vô mạch gây ra sẹo dính phòng ngừa bong võng mạc do tiến triển của bệnh và giảm khả năng sinh tân mạch võng mạc. Sử dụng phương pháp nào là do bác sỹ chỉ định, phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Phương pháp laser: sử dụng laser để tác động trực tiếp lên võng mạc, những chùm tia laser tập trung chính xác trên võng mạc tạo ra những nốt sẹo bỏng nhỏ trên võng mạc, chùm tia laser xuyên qua đồng tử đã được tra giãn mà không có một cản trở nào trên đường đi của tia sáng tới võng mạc. Phầu thuật laser có thể được thực hiện trong phòng sơ sinh hoặc trong phòng mổ và sử dụng gây tê tại chỗ hoặc mê toàn thân. Laser được sử dụng điều trị những bệnh võng mạc một cách an toàn và hiệu quả từ hơn 20 năm nay.
Phương pháp lạnh đông: sử dụng đầu lạnh đông để tác động gián tiếp lên võng mạc qua củng mạc. Khi làm lạnh đông cần phải phẫu tích kết mạc 3600 để bộc lộ vùng củng mạc theo yêu cầu của phẫu thuật viên để có thể đạt hiệu quả mong muốn trên võng mạc. Phẫu thuật lạnh đông có thể được thực hiện trong phòng mổ hoặc tại phòng sơ sinh và gây tê tại chỗ hoặc mê toàn thân. Sau phẫu thuật, mi, kết mạc có thể bị sưng nề tạm thời.
Hiệu quả của điều trị khá tốt nếu bệnh được phát hiện sớm và trẻ bị bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Nếu trẻ bị nặng ngay từ đầu hoặc phát hiện bệnh quá muộn thì tất cả các phương pháp điều trị đều khó mang lại hiệu quả và có nguy cơ dẫn đến mù vĩnh viễn cả 2 mắt. Nhìn chung tỷ lệ thành công khi điều trị bằng laser cũng như lạnh đông là khoảng 50%.
Sau điều trị, những trẻ bị bệnh võng mạc trẻ đẻ non vẫn cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm những di chứng muộn của bệnh, ví dụ: tật khúc xạ, lác… và có những định hướng thị giác về sau này.