Tóm tắt bệnh Xoắn tinh hoàn

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Testicular torsion
  • Xoắn thừng tinh

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn, làm ngừng trệ nguồn máu nuôi tinh hoàn, thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn, thương tổn có thể không hồi phục, làm mất chức năng tinh hoàn, đặc biệt là chức năng sinh tinh trùng. Xoắn tinh hoàn là bệnh ở nam giới, gặp ở trẻ em và tuổi trưởng thành (12-18 tuổi) chiếm 65%; tỷ lệ 1/4.000 ca ở nam giới trên 25 tuổi.

Triệu chứng

  • Đột nhiên đau dữ dội một bên tinh hoàn, triệu chứng này có thể đã xảy ra trước đó.

  • Sưng bìu, đau bìu.

Chẩn đoán

  • Hỏi về bệnh sử và khám thực thể.

  • Chẩn đoán xác định bằng siêu âm bìu.

  • Xét nghiệm toàn bộ máu (CBC).

  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Có thể cần chụp Scan phóng xạ (Radionuclide Scans).

Điều trị

Phẫu thuật là cần thiết và cần thực hiện càng sớm càng tốt. Thông thường, trong vòng 6 giờ phẫu thuật kịp thời tinh hoàn có thể được cứu. Ngăn ngừa xoắn tinh hoàn bằng cách phẫu thuật để đính kèm cả hai tinh hoàn vào bên trong của bìu để chúng không thể xoay tự do.

Tổng quan bệnh Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn, làm ngừng trệ nguồn máu nuôi tinh hoàn, thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn, thương tổn có thể không hồi phục, làm mất chức năng tinh hoàn, đặc biệt là chức năng sinh tinh trùng.

Xoắn tinh hoàn là bệnh ở nam giới, gặp ở trẻ em và tuổi trưởng thành (12-18 tuổi) chiếm 65%; tỷ lệ 1/4.000 ca ở nam giới trên 25 tuổi.

Điều trị bệnh

Từ năm 1952, tiến sĩ Dean Moheet ở Dallas là người tiên phong trong can thiệp ngoại khoa đơn giản, ít xâm lấn, điều trị hiệu quả. Phẫu thuật cấp cứu chỉ cần rạch một lỗ nhỏ, gỡ xoắn, cố định tinh hoàn với cơ bìu. Trong mổ có thể khâu cố định cả 2 bên ngừa xoắn tái phát.

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể bảo tồn tinh hoàn về chức năng tình dục cũng như sinh sản ở số đông bệnh nhân.

Xoắn tinh hoàn là cấp cứu ngoại khoa, cần phẫu thuật tức thì. Trong vòng 6 giờ là cơ hội vàng của điều trị; trong 12 giờ thành công 75%; trong 24 giờ thành công 20%; sau 24 giờ hầu như không hiệu quả, các tế bào nhu mô chết, cần cắt bỏ để tránh hoại thư.

Số ít có thể "tự gỡ xoắn" hoặc gỡ xoắn bằng tay. Thủ thuật giúp bệnh nhân giảm đau, kết quả đến 26,5%.

Kỹ thuật:

  • Thì 1: Rạch da theo trục dọc bìu dài 4-5cm. Rạch tiếp cơ và mở bao trắng, bộc lộ tinh hoàn. Đánh dấu mức độ thương tổn tinh hoàn (tím, tím đen hay hoại tử).

  • Thì 2: Gỡ xoắn theo chiều ngược của xoắn, trên lâm sàng chúng tôi gặp xoắn 1 vòng hoặc 2 vòng; sau gỡ xoắn đắp gạc ấm có tẩm Lidocain 0,025% trong vòng 15-30 phút sau đánh giá mức độ phục hồi của tinh hoàn.

  • Thì 3: Xử trí thương tổn ở nhu mô: Nếu tinh hoàn tím hoặc tím đen (thường sau xoắn 6-12 giờ) mở bao trắng, rửa sạch nhu mô bằng tiêm thấm vào nhu mô tinh hoàn dung dịch Lidocain 0,025% x 20-50ml. Thường là máu đen hoặc máu cục sẽ được đẩy ra, nhu mô có thể hồi phục - chuyển sang màu hồng dần, động mạch tinh đập trở lại. Nếu nhu mô vẫn tím đen hoặc hoại tử thì tiến hành cắt bỏ tinh hoàn.

  • Thì 4: Khâu phục hồi bao trắng và các thành phần cơ bìu - dẫn lưu trước khi khâu da. Sau mổ 24-36 giờ, rút dẫn lưu, bệnh nhân ra viện.

Sau 2 tháng đến kiểm tra sức khỏe sinh sản (nếu có nhu cầu sinh sản).

Các câu hỏi liên quan bệnh Xoắn tinh hoàn

Whoops, looks like something went wrong.