Cộng đồng bệnh truyền nhiễm nhằm mục đích để kết nối bệnh nhân và bác sĩ và cơ sở y tế và các nhãn hàng dược và thực phẩm chức năng uy tín của Việt nam và thế giới tham ra chia sẻ kết nối nhanh và hiệu quả.

Thành viên tham ra gồm :

Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường: Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai

 

Bác sĩ Quách Duy Cường, Chuyên khoa: Truyền Nhiễm tại Nơi công tác: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TƯ. Tốt nghiệp: Đại Học Y Hà Nội

Bác sĩ Hoàng Tuấn Thành, Khoa nhi, bệnhviện bệnh nhiệt đới TW

 

Bác sĩ Nguyễn Việt Phương, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103

Bác sĩ Nguyễn Lê Hà, Chuyên khoa: Dị ứng, MIễn dịch lâm sàng, Da liễu nội khoa tại bệnh viện E Trung Ương (Hà Nội)

Bác sĩ Nghiêm Văn Hùng, Chuyên khoa Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bác sĩ Phạm Văn Cường, đang công tác tại khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Bạch mai

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây, là bệnh có thể gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Căn nguyên bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng...) gây ra, hay còn gọi là mầm bệnh.

Bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau hoặc đôi khi chỉ lây bằng một đường. Các bệnh truyền nhiễm thường có thể trở thành các vụ dịch với số lượng người mắc rất lớn và thường diễn biến theo các giai đoạn: Nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.

Mỗi một bệnh truyền nhiễm sẽ do một loại mầm bệnh gây nên. Tuy nhiên trong trường hợp cá biệt có thể do hai hoặc nhiều mầm bệnh (ví dụ sốt rét do P.falciparum + P.vivax kết hợp).

Mầm bệnh
Mầm bệnh là các vi sinh vật

2. Danh mục bệnh truyền nhiễm thường gặp

 

Một số các bệnh truyền nhiễm thường gặp bao gồm:

  • Bệnh bại liệt
  • Bệnh cúm A/H5N1
  • Bệnh dịch hạch
  • Bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg.
  • Bệnh sốt Tây sông Nile
  • Bệnh sốt vàng
  • Bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue
  • Bệnh sốt rét
  • Bệnh sốt phát ban
  • Bệnh sốt do Rickettsia
  • Bệnh sốt mò
  • Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Hanta
Sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết

 

  • Bệnh tả
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do vi rút (HIV/AIDS).
  • Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do vi rút
  • Bệnh lao phổi
  • Bệnh bạch hầu
  • Bệnh sởi
  • Bệnh tay-chân-miệng
  • Bệnh cúm
  • Bệnh dại
  • Bệnh ho gà
  • Bệnh lỵ Amip.
  • Bệnh lỵ trực trùng.
lao phổi AFB
Bệnh lao phổi

 

  • Bệnh quai bị
  • Bệnh than
  • Bệnh thương hàn
  • Bệnh thủy đậu
  • Bệnh uốn ván
  • Bệnh Rubella
  • Bệnh viêm gan vi rút
  • Bệnh viêm màng não do não mô cầu
  • Bệnh viêm não do vi rút
  • Bệnh xoắn khuẩn vàng da
  • Bệnh tiêu chảy do Rotavirus
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lậu
  • Bệnh mắt hột
  • Các bệnh do giun gây ra
  • Bệnh sán dây
  • Bệnh sán lá gan
  • Bệnh sán lá phổi
sán lá gan
Hình ảnh sán lá gan

 

  • Bệnh sán lá ruột
  • Bệnh Nocardia
  • Bệnh phong
  • Bệnh do Chlamydia
  • Bệnh do nấm Candida albicans
  • Bệnh do vi rút Cytomegalo.
  • Bệnh do vi rút Herpes
  • Bệnh do Trichomonas
  • Bệnh do liên cầu lợn ở người
  • Bệnh do vi rút Adeno
  • Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm
  • Bệnh viêm miệng, viêm họng, viêm tim do vi rút Coxsackie
  • Bệnh viêm ruột do Giardia
  • Bệnh viêm ruột do Vibrio Parahaemolyticus

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm.

Phân loại các bệnh truyền nhiễm hiện nay

Mỗi bệnh truyền nhiễm có đặc điểm về tác nhân gây bệnh, mức độ lây truyền, tỷ lệ gây tử vong khác nhau. 

Theo Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 (sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020) quy định về bệnh truyền nhiễm gồm 3 nhóm:

Nhóm A: gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh; bệnh COVID-19.

Nhóm B: gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota); bệnh do vi rút Zika; bệnh đậu mùa khỉ.

Nhóm C: gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus); bệnh do vi rút Zika và các bệnh truyền nhiễm khác.

Ngày 19/6/2023 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo 231/TB-VPCP. Theo đó Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.

Cán bộ y tế CDC Đồng Nai giám sát lăng quăng tại cộng đồng.

Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm

Tại Đồng Nai, tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Bệnh COVID-19, từ tháng 6 đến nay số ca mắc có xu hướng giảm (ghi nhận 2-3 ca/tuần);  bệnh sốt xuất huyết từ tuần 13-14 đến nay ghi nhận số ca mắc và số ổ dịch thấp hơn cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên vẫn ở mức cao ( ghi nhận 143 ca trong tuần 29); bệnh tay chân miệng vẫn tiếp tục ghi nhận số ca mắc cao so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt tuần 28 vừa qua tăng đột biến (595 ca). 

Hiện nay, thời tiết tại Đồng Nai đang vào đỉnh điểm mùa mưa, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường, cùng với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong dịp hè tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Do đó, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng các bệnh truyền nhiễm, tránh dịch chồng dịch:

Tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin đối với các bệnh đã có vắc xin phòng bệnh như sởi, cúm, viêm gan B,… Đây là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, đặc biệt là người có khả năng bị lây nhiễm khi thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh. Tỷ lệ người tiêm phòng càng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn, từ đó bệnh càng khó lây truyền và ít có khả năng bùng phát thành dịch lớn. Tuy nhiên, mặt hạn chế đó là không phải bệnh truyền nhiễm nào cũng có vắc xin.

Giữ vệ sinh cá nhân

Rửa tay, tắm rửa thường xuyên và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả, đặc biệt các bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc qua da. 

Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế khuyến nghị 10 thời điểm quan trọng cần rửa tay với xà phòng gồm: sau khi ho/hắt hơi; trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thực phẩm; sau khi đi làm về/từ bên ngoài trở về nhà; sau khi tiếp xúc/chăm sóc người bệnh; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ; sau khi mua sắm/cầm tiền; sau khi tiếp xúc vật nuôi; trước khi đi vào lớp học; bất cứ khi nào tay bẩn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực hiện ăn chín, uống sôi; lựa chọn thực phẩm tươi sống, có xuất xứ rõ ràng, không mua bán, sử dụng thực phẩm không biết rõ nguồn gốc, thực phẩm trôi nổi; bảo quản riêng biệt thức ăn chín và sống; sử dụng nước sạch khi chế biến thực phẩm; che đậy thức ăn cẩn thận, tránh côn trùng bám vào. Các biện pháp này sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: bệnh tả, bệnh lỵ,…

Vệ sinh môi trường

Giữ vệ sinh môi trường giúp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, từ đó phòng được bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm khác. Người dân cần thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

Thường xuyên khơi thông cống rãnh, loại bỏ vũng nước đọng tự nhiên để loại bỏ nơi sinh sinh của muỗi.

Ngoài các biện pháp trên, người dân nên thực hành lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi, giúp phòng các bệnh lây qua đường tình dục (như giang mai, lậu, HIV,...). Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể lực thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, giúp đẩy lùi bệnh tật.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

TOP 5 các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em

Các bệnh truyền nhiễm như bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, sốt xuất huyết, bệnh cúm hay bệnh thủy đậu gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Ngoài lưu tâm tới những triệu chứng bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ chi tiết hơn về các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em được nêu trên

 

1. Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là tập hợp các bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em, do đây là đối tượng có hệ miễn dịch kém, chưa được hoàn thiện như người trưởng thành. 

Tại Việt Nam, các bệnh thường gặp ở trẻ bao gồm bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, bệnh cúm, sốt xuất huyết hoặc thủy đậu. Mỗi loại bệnh có thể do một hoặc nhiều mầm bệnh gây ra. Do đó, cách điều trị phụ thuộc vào những triệu chứng khi bệnh khởi phát. 

Bệnh truyền nhiễm lây lan từ người qua người qua nhiều hình thức

Bệnh truyền nhiễm là các loại bệnh do vi sinh vật gây ra, có thể lây từ người sang người qua nhiều hình thức

2. TOP 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em 

2.1 Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là loại bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus E71 gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là mệt mỏi, đau họng và sốt nhẹ. Sau khoảng 2 ngày, các nốt mụn nước bắt đầu xuất hiện trong lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi ở mông hoặc quanh hậu môn của bé. 

Một số trẻ còn gặp phải tình trạng viêm loét, với kích cỡ nốt loét khoảng 2mm – 3mm trong khoang miệng (má trong, lợi, lưỡi). Điều này gây cảm giác đau khi nhai nuốt, khiến trẻ biếng ăn hoặc ăn không ngon miệng. 

Trẻ em rất dễ mắc bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus E71 gây ra

Với trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ (chỉ có mụn nước và loét miệng), bố mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc tại nhà như:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Cho trẻ ăn thức lỏng như cháo loãng hoặc súp để dễ tiêu hóa. Nên bổ sung nhiều chất lỏng cho cơ thể bệnh nhi, bao gồm nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây tươi hoặc dung dịch điện giải (Oresol) để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Trường hợp bé không thể nuốt chất lỏng, hãy truyền dịch qua đường tĩnh mạch theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: Tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Sau khi tắm hãy thay quần áo mềm mại, rộng rãi và dễ thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, phụ huynh nên chú ý cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ để giảm tổn thương do gãi ngứa. 
  • Về thuốc men: Dùng thuốc Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm đau và hạ sốt cho bé. Ở các vị trí tổn thương ngoài da, nên thoa dung dịch sát khuẩn như Betadine hoặc Glycerin borat để giảm nguy cơ nhiễm trùng. 
 Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi cho bé

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bôi bất kỳ thuốc nào lên da của trẻ bị tay chân miệng

 

  3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng bố mẹ không thể bỏ qua

 

2.2 Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ, do virus Dengue và muỗi vằn Aedes Aegypti gây ra. Biểu hiện của sốt xuất huyết tương đối phức tạp do bệnh diễn tiến qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt (Giai đoạn khởi phát): Đây là giai đoạn trẻ bị sốt cao đột ngột và liên tục trên 38 độ C, kèm theo các triệu chứng khác như quấy khóc, chán ăn, buồn nôn và nôn trớ, sung huyết ở da, chảy máu chân răng.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ bị sốt xuất huyết có thể rơi vào giai đoạn nguy hiểm khi bệnh diễn tiến từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 6, với các biểu hiện như dịch tràn phổi khiến bụng bị sưng phù, gan to bất thường, mí mắt phù nề, tiểu ra máu, chảy máu mũi, tụt huyết áp, đầu và tứ chi lạnh. 
  • Giai đoạn hồi phục: Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48 – 72 giờ, trẻ bắt đầu tự hồi phục. Cụ thể là trẻ giảm sốt, huyết áp ổn định, tiểu nhiều và thèm ăn hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng nhanh và số lượng tiểu cầu trở về mức bình thường.

     

     Sốt xuất huyết cũng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với bé

    Sốt xuất huyết gây ra tình trạng sốt cao liên tục và không thuyên giảm ở trẻ

Với sốt xuất huyết cấp độ nhẹ, bố mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà dựa trên những phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng từ 10 – 15 mg, dùng 6 giờ/lần nếu như sốt cao không thuyên giảm. Không cho bé dùng Aspirin vì có thể làm rối loạn đông máu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

Nếu thân nhiệt trên 37 độ C và dưới 38, 5 độ C thì không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thay vào đó, lau mát bằng khăn mềm nhúng nước ấm để hạ nhiệt. Trẻ bị sốt cao trong thời gian dài (trên 39 độ) nên uống nhiều nước, tốt nhất là nước pha từ Oresol để bù đắp chất điện giải.

Về dinh dưỡng 

Nên chia khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đảm bảo thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng như cháo, súp rau củ và sữa uống các loại để dễ tiêu hóa. Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nước uống có màu sẫm vì đây là những thực phẩm khó tiêu, gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột.

Trường hợp trẻ không thể ăn uống được do nôn ói quá nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo, bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách. 

Cho bé ăn những thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng để bé có sức đề kháng tốt hơn

Nên cho trẻ sốt xuất huyết ăn thức ăn lỏng, giàu dưỡng chất như cháo, súp rau củ hoặc sữa uống các loại

 

  Sốc sốt xuất huyết: Nên làm gì khi bệnh trở nặng?

 

2.3 Bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Paramyxo gây ra, có thể lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện). Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém và dễ bùng phát ở những khu vực công cộng như nhà trẻ, trường học hoặc khu dân cư. 

Bệnh sởi ở trẻ em diễn tiến qua 4 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 8 – 11 ngày với các biểu hiện nhẹ như mệt mỏi, biếng ăn và biếng chơi. 
  • Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn trẻ gặp phải hội chứng nhiễm khuẩn, sốt nhẹ hoặc vừa, sau đó sốt cao từ 38,5 – 40 độ C. Trẻ dễ quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ăn vào dễ bị nôn hoặc tiêu chảy.
  • Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện các nốt ban trên cơ thể. Trình tự mọc ở sau tai, lan ra mặt, sau đó lan xuống cổ, ngực, lưng, tay và lan đến chân. Đặc điểm của nốt ban là dạng ban hồng, kích thước nhỏ, mọc rải rác hoặc dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm trên bề mặt da. 
  • Giai đoạn hồi phục: Các nốt ban dần biến mất và để lại vết thâm trên da.
 Bệnh sởi thường xảy ra ở những bé có hệ miễn dịch kém

Bệnh sởi diễn tiến qua 4 giai đoạn gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh sởi, bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp. Trường hợp trẻ bị sởi thông thường, đủ điều kiện cách ly và chăm sóc tại nhà, hãy áp dụng những cách chăm sóc trẻ sau theo hướng dẫn của bác sĩ: 

  • Hạ sốt: Áp dụng phương pháp hạ sốt vật lý như lau mát bằng khăn ấm hoặc sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể: Tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, thay quần áo thoáng mát, nhỏ mắt và nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. 
  • Dinh dưỡng hợp lý: Nên chế biến thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trường hợp bé bị tiêu chảy, viêm phổi thì nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm trong khẩu phần ăn. 

 2.4 Bệnh cúm 

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, dễ bùng phát và đạt đỉnh vào mùa xuân. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. 

Khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, những cơn sốt bắt đầu xuất hiện, từ sốt nhẹ cho đến sốt cao (39 độ C), kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi. Ngoài ra, trẻ còn ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi (dịch trong mũi có thể không màu hoặc có màu vàng, màu xanh), đau họng, đau nhức cơ bắp, biếng ăn, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy. 

Trẻ em dễ mắc bệnh cúm do sức đề kháng kém

Bệnh cúm gây ra tình trạng sốt, ho khan, chảy nước mũi, kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi ở trẻ

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh khác nhau mà các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bệnh ở thể nhẹ thì bố mẹ nên theo dõi, cách ly và chăm sóc trẻ bằng những biện pháp sau:

  • Dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. 
  • Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Đồng thời chườm ấm nếu như trẻ bị sốt cao. 
  • Vệ sinh mắt, mũi, miệng bằng dung dịch nước muối pha loãng 0,9%.
  • Vệ sinh khay ăn, thau chậu, bô, đồ chơi và các vật dụng của trẻ bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp rau củ và sữa cho trẻ. Để cân bằng chất điện giải trong cơ thể, hãy cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước lọc, nước trái cây hoặc thuốc Oresol.  

Trường hợp bệnh diễn tiến nặng, cần cho trẻ nhập viện ngay để được theo dõi và kết hợp điều trị hồi sức tích cực. Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus có thể được dùng để cải thiện tình trạng bội nhiễm do vi khuẩn gây ra. 

2.5 Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, chủ yếu do virus Varicella Zoster gây ra. Đây là loại virus có khả năng lây qua đường không khí, khiến người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu như hít phải giọt nước bắn ra từ hoạt động ho, hắt hơi, chảy mũi của người bệnh.

Bệnh thủy đậu diễn tiến qua 3 thời kỳ, bao gồm:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Từ 14 ngày đến 17 ngày, không xảy ra triệu chứng lâm sàng nào. 
  • Thời kỳ khởi phát: Xảy ra trong 1 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ C. Trẻ không chịu chơi, quấy khóc, co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp. 
  • Thời kỳ toàn phát: Xuất hiện các “nốt rạ” trên cơ thể. Ban đầu, đây là những nốt ban đỏ, sau vài giờ chuyển thành nốt phỏng nước trong. Từ 24 – 48 giờ, nốt ban ngả màu vàng, có hình cầu nổi trên bề mặt da. Ban mọc rải rác toàn thân với số lượng trung bình 100 – 500 nốt, kể cả trong chân tóc và trong miệng. 
  • Biến chứng: Nếu không điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu gây ra nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, viêm phổi hoặc viêm não.

 

Khi mắc bệnh thuỷ đậu, bé xuất hiện các nốt rạ khắp cơ thể

Xuất hiện các nốt rạ khắp cơ thể là triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu

Các bác sĩ chỉ định bạn cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc Paracetamol để giảm đau và hạ sốt. Ngoài ra, hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn như Methylen hoặc Castellani để chấm lên các nốt ban đã vỡ, giảm nguy cơ nhiễm trùng. 

Về chế độ dinh dưỡng, hãy cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, đồng thời uống nhiều nước (điển hình như nước hoa quả) để cân bằng lượng nước mất đi. Chú ý giữ vệ sinh cho trẻ, tắm rửa nhẹ nhàng mỗi ngày bằng nước ấm để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. 

Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, hôn mê hoặc xuất huyết trên nốt rạ thì bố mẹ nên đưa ngay tới cơ sở y tế để được hỗ trợ và xử trí kịp thời. 

3. Cách phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ

Ngoài áp dụng những cách chăm sóc tại nhà, bố mẹ nên quan tâm tới cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ. Đặc biệt là trong thời điểm bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát và đạt đỉnh, hãy bảo vệ con bằng các nguyên tắc phòng bệnh sau:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi, đồng thời mang khẩu trang khi tới những nơi đông người. 
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng nhiều lần trong ngày (bao gồm người lớn và trẻ em), tốt nhất là trước khi nấu ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh và thay tã cho trẻ, trước khi bế ẵm hoặc sau khi tiếp xúc với các bọng nước. 
  • Thực hiện tiêm chủng định kỳ cho bé để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. 
  • Giữ vệ sinh không gian sống. Khử trùng các dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, đồ dùng học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa, sau đó rửa lại với nước sạch.

     

    Rửa tay cho bé mỗi ngày để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm

    Rửa tay mỗi ngày là biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất cho trẻ

Ngoài điều trị bệnh truyền nhiễm theo phác đồ phù hợp, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và vệ sinh thân thể đúng cách. Điều này giúp thuyên giảm tình trạng bệnh, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bạn hãy là người đầu tiên hỏi phòng khám!

Nhận xét về Cộng đồng Truyền Nhiễm Việt Nam

Bạn đã sử dụng dịch vụ của phòng khám Cộng đồng Truyền Nhiễm Việt Nam? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.

Đánh Giá: