TDOCTOR: BS65986
Số nhận xét: 0
Số câu trả lời: 14

Tải app Tdoctor cho bệnh nhân Tải app Tdoctor cho bệnh nhân
QrCode Ths.Bs. Phạm Trung Kiên
Không có thông báo nào từ bác sĩ
Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

Chuyên khoa

Dịch vụ

Nơi công tác

Bệnh viện 115 hồ chí minh

Kinh nghiệm

  • 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa nội tim mạch

Quá trình đào tạo

    • Học Cardiology tại Universite Victor Segalen Bordeaux 2
    • Học Médecine interne tại Dai Hoc Y Duoc Thanh pho HCM
    • Học Cardiology tại Université Paris VI - Pierre-et-Marie-Curie

Giá tư vấn

1000 Vnđ/Phút

  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Em uống toa này 5 ngày nha: Gayax 200 mg ngày 2 lần, lần 1 viên. Betaserc 24 mg ngày 2 lần, lần 1 viên. Tanakan 40 mg ngày 2 lần, lần 1 viên. Cebrium 1 viên uống sáng. Night Queen 1 viên uống tối.
    Em uống toa này 5 ngày nha: Gayax 200 mg ngày 2 lần, lần 1 viên. Betaserc 24 mg ngày 2 lần, lần 1 viên. Tanakan 40 mg ngày 2 lần, lần 1 viên. Cebrium 1 viên uống sáng. Night Queen 1 viên... Xem thêm

Trả lời

  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Bạn nên đi niềng răng để chỉnh khớp cắn về đúng vị trí nhé. Nếu cấu trúc xương hàm của bạn bị lệch nhiều thì cần phải phẫu thuật cắt gọt xương hàm. Cuộc phẫu thuật này phải được thực hiện ở bệnh viện lớn, có chuyên khoa răng hàm mặt, bạn nhé.
    Thân chào bạn !
    Bạn nên đi niềng răng để chỉnh khớp cắn về đúng vị trí nhé. Nếu cấu trúc xương hàm của bạn bị lệch nhiều thì cần phải phẫu thuật cắt gọt xương hàm. Cuộc phẫu... Xem thêm

Trả lời

  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Bạn bị viêm lộ tuyến cổ tử cung và nhiễm 2 type HPV nguy cơ cao là đã có yếu tố nguy cơ dễ bị ung thư cổ tử cung. Nên 6 tháng nữa bạn nên soi cổ tử cung, làm PAP Smear test để kiểm tra lại bạn nhé. Do bạn không chụp hình kết quả sinh thiết của bạn post lên đây nên hiện chưa khẳng định được điều gì. Thân chào bạn !
    Bạn bị viêm lộ tuyến cổ tử cung và nhiễm 2 type HPV nguy cơ cao là đã có yếu tố nguy cơ dễ bị ung thư cổ tử cung. Nên 6 tháng nữa bạn nên soi cổ tử cung, làm PAP Smear test... Xem thêm

Trả lời

Cách duy nhất để thực sự biết liệu ai đó có nhiễm HIV hay không là xét nghiệm (mọi người nên làm ít nhất một lần mỗi năm nếu có quan hệ tình dục và quan hệ tình dục không được bảo vệ). Có hai lựa chọn cho xét nghiệm ẩn danh và xét nghiệm riêng tại nhà, nhưng cần đảm bảo rằng các xét nghiệm của bạn được cơ quan y tế cấp phép và lưu ý là kết quả không phải lúc nào cũng chính xác (và có thể cần xét nghiệm tra tiếp theo nếu dương tính).

Vì phát hiện sớm HIV có thể kéo dài tuổi thọ của người bệnh và giảm tỷ lệ lây truyền, nên việc biết được các triệu chứng nghi ngờ (cũng như biết rằng hầu hết các trường hợp sẽ không có triệu chứng) là rất quan trọng. Sau đây là những điều bạn cần biết về các triệu chứng sớm của nhiễm HIV ở phụ nữ:

1. Sốt và ớn lạnh

Sốt nhẹ - 37o5 đến 38o3 - kèm theo ớn lạnh là một trong những triệu chứng HIV phổ biến nhất mà bạn có thể nhận thấy. Cơ thể đang cố gắng để chống lại kẻ xâm nhập ngoại lai mà đáng lẽ không có, và trong trường hợp này là không hiệu quả.

Trong khi tăng thân nhiệt thực sự giết chết một số vi-rút yếu hơn, như cúm, song nó không đủ để quét sạch HIV. Sốt thường kéo dài trong một hoặc hai tuần, nhưng nó có thể chỉ xuất hiện trong một ngày. Nếu có bất kỳ khả năng nào bạn có thể bị nhiễm, hãy đi xét nghiệm.

2. Luôn thức giấc đầm đìa mồ hôi vào ban đêm

Mướt mồ hôi vào một đêm nóng nực không có điều hòa nhiệt độ chắc chắn không giống như đổ mồ hôi ban đêm, khiến cho mồ hôi đầm đìa đến mức bạn muốn thay khăn trải giường. Đây là lúc cơ thể đang cố giải phóng độc tố.

Mặc dù HIV có thể gây đổ mồ hôi ban đêm, nhiều thủ phạm tiềm tàng khác cũng có thể, bao gồm mãn kinh, nhiễm trùng tăng bạch cầu mono, và ung thư như u lympho và bệnh bạch cầu. Vì vậy, nếu bạn thấy ga gối ướt sũng trong một vài đếm, thì chắc chắn cần đi khám bác sĩ.

3. Phát ban

Một số người trải qua các triệu chứng HIV nhận thấy phát ban đỏ nhạt trên khắp cơ thể, bao gồm cánh tay, thân và chân của họ - mặc dù nó có thể xuất hiện chỉ trong một hoặc hai chỗ.

Nó là một màu đỏ bao trùm, chứ không phải là những nốt sưng đỏ rời rạc. Nếu bạn đã từng bị phát ban do phản ứng thuốc, thì nó cũng giống như vậy.

Phát ban thường kéo dài ít nhất một tuần, và hầu hết bệnh nhân nói rằng nó không ngứa; đó là phản ứng với sốt cùng với đáp ứng viêm tự nhiên của cơ thể khi chống lại nhiễm trùng.

4. Cổ họng rất đau

Đáp ứng viêm với nhiễm vi-rút nghiêm trọng cũng có thể làm cho cổ họng bị viêm, gây khó nuốt. Nhưng không giống như viêm họng liên cầu, bác sĩ sẽ không phát hiện thấy các mảng trắng, họng chỉ là bị đỏ và viêm giống như khi bị cảm lạnh.

Rất nhiều vi-rút ảnh hưởng đến cổ họng, nhưng nếu bạn lo lắng về HIV, tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ.

5. Cảm thấy buồn ngủ và đau nhức khắp người

Bạn có thể cảm thấy không thoải mái (và thực sự mệt mỏi) trong ít nhất một tuần sau khi bị nhiễm HIV.

Đó là một sự kiệt sức không ngừng – ngay cả việc đi làm hoặc sinh hoạt bình thường cũng rất mệt. Mọi thứ đều đau. Thật khó để cử động, và bạn không thể khiến mình dễ chịu. Cơ thể đang chống lại vi-rút HIV, và nó mệt.

6. Sưng hạch cổ, nách và bẹn

Các hạch bạch huyết— nằm ở cổ, nách và bẹn — sản sinh các tế bào chống nhiễm trùng, và lúc này chúng đang phải gồng mình lên để chống chọi với sự tấn công trực tiếp từ HIV. Đó là lý do tại sao hơn một phần ba số người phơi nhiễm với vi-rút cho biết các hạch này to lên so với bình thường.

Nếu bạn cảm thấy có nhiều hạch bị sưng ở những vị trí khác nhau, đó chắc chắn là triệu chứng cần kiểm tra với bác sĩ.

7. Nhiễm nấm men

Nấm men là loại nấm hiển vi sống tự nhiên trong miệng và âm đạo. Tuy nhiên, khi bị nhiễm HIV, chúng phát triển không kiểm soát được, gây nhiễm nấm men.

Lúc này, khả năng tự nhiên của cơ thể để chống lại các bệnh nhiễm trùng khác đang bị tấn công.

Tuy nhiên, nhiều bệnh như đái tháo đường cũng thường gây nhiễm nấm men - và một số phụ nữ không có bất kỳ bệnh lý nền nào nhưng lại hay bị nhiễm nấm men hơn những người khác. Vì vậy, hãy kiểm tra với bác sĩ để được điều trị; nếu bạn nghĩ rằng có khả năng mình mới bị nhiễm HIV, hãy hỏi xem có cần xét nghiệm không.

8. Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là những nốt loét mềm, tròn, lõm trên niêm mạc miệng - và chúng có thể do viêm khi cơ thể cố gắng chống lại HIV.

Chúng thường gây cảm giác đau nhức, và nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm có tính axit như chanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nốt loét này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, như stress, dị ứng thực phẩm hoặc thay đổi nội tiết tố.

9. Sụt cân bất ngờ

Ở giai đoạn muộn hơn, HIV không được điều trị gây suy mòn, nghĩa là mất khối mỡ và cơ, vì vi-rút khiến bạn mất cảm giác thèm ăn và ngăn cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

Mặc dù số cân nặng bị giảm sẽ khác nhau, nhưng sẽ đáng chú ý và thường xảy ra trong một khoảng thời gian dài. Thường thì bạn bè và người thân sẽ nhận xét rằng bạn đang bị gầy đi. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở những bệnh nhân được điều trị tốt với các loại thuốc hiện đại.

10. Chẩn đoán viêm màng não

Khi HIV phát tán qua hệ thần kinh trung ương, nó có thể gây viêm màng não do vi-rút, làm sưng lớp màng bảo vệ não và tủy sống. Theo CDC, các triệu chứng thường gặp của viêm màng não do vi-rút bao gồm sốt, kích thích, thờ ơ và nôn.

Viêm màng não do Cryptococcus cũng thường liên quan đến nhiễm HIV, mặc dù thường ở giai đoạn muộn hơn hoặc ở bệnh nhân AIDS. Hầu hết mọi người đều tiếp xúc với nấm cryptococcus ở một thời điểm nào đó, nhưng hệ thống miễn nhiễm bị suy yếu không thể chống lại sự phơi nhiễm theo cách giống như ở người khỏe mạnh.

11. Miệng nôn trôn tháo

Tam chứng tiêu hóa - tiêu chảy, buồn nôn và nôn - cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiễm HIV. Với sự gia tăng lượng vi-rút trong máu, hệ miễn dịch bị rơi vào tình trạng “tăng động".

Tóm lại, rối loạn tiêu hóa có thể không chỉ là do dạ dày, vì vậy hãy kiểm tra xem bạn có nguy cơ bị nhiễm HIV hay không.

Cách duy nhất để thực sự biết liệu ai đó có nhiễm HIV hay không là xét nghiệm (mọi người nên làm ít nhất một lần mỗi năm nếu có quan hệ tình dục và quan hệ tình dục... Xem thêm
  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Các triệu chứng: ngứa da, nổi mụn nước trên nền hồng ban, ngứa da đầu, buồn ngủ, đau đầu thì không phải triệu chứng của bệnh HIV, bạn nhé. Bạn nên đi khám chuyên khoa Da Liễu và chuyên khoa Nội thần kinh, bạn nhé. Còn để chẩn đoán xác định bạn có nhiễm HIV hay không thì bạn cần làm xét nghiệm máu HIV bằng phương pháp ELISA miễn dịch. Thân chào bạn !
    Các triệu chứng: ngứa da, nổi mụn nước trên nền hồng ban, ngứa da đầu, buồn ngủ, đau đầu thì không phải triệu chứng của bệnh HIV, bạn nhé. Bạn nên đi khám chuyên khoa... Xem thêm

Trả lời

  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Bạn đang có các dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần phân liệt. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám và điều trị sớm để cải thiện chức năng tâm lý, bạn nhé. Thân chào bạn !
    Bạn đang có các dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần phân liệt. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám và điều trị sớm để cải thiện chức năng tâm... Xem thêm

Trả lời

- Chào các bs, vấn đề của e là hỏi về virus HPV do e cũng chưa hiểu rõ ạ.

- Hiện e đang mang thai tuần 37, năm nay e 23t, vừa rồi e có test HPV và soi cổ tử cung thì kquả test của e là dương tính với type 58 và ctc thì chỉ viêm nhẹ chứ chưa có biến đổi gì ạ. Cho e hỏi nhiễm type 58 này có khả năng cơ thể tự đào thải ko ạ? kquả soi ctc của e vẫn ko phát hiện có vấn đề gì ở hiện tại, nếu ở tương lai vẫn theo dõi ctc đều đặn và ko phát triển thêm bệnh thì liệu có ổn ko ạ? e ko biết phải làm sao nữa... Có trường hợp người bị nhiễm type 58 mà cơ thể tự đào thải bệnh được chưa ạ? và quan hệ vợ chồng nếu chồng vẫn nhiễm khi vợ đã tự đào thải được thì liệu có lây trở lại cho vợ ko? hoặc vợ có lây lại cho chồng type này nữa ko nếu cơ thể chồng tự đào thải được ạ? có trường hợp nào người bệnh sống cả đời với virus 58 này nhưng vẫn ổn và ko bị gì ko ạ? hay cứ mang mầm virus type 58 thì nếu ko đào thải được chắc chắn sẽ dẫn tới ung thư ctc ạ? e đang rất lo lắng, sắp stress mất rồi huhu ????????????
Hơn nữa nghe bệnh ko có thuốc đặc trị...
- Chào các bs, vấn đề của e là hỏi về virus HPV do e cũng chưa hiểu rõ ạ.

- Hiện e đang mang thai tuần 37, năm nay e 23t, vừa rồi e có test HPV và soi cổ tử cung thì kquả test... Xem thêm
  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Phần lớn phụ nữ nhiễm HPV sẽ tự khỏi bệnh sau 1 thời gian từ 1 đến 2 năm, bao gồm HPV type 58. Chỉ 1 số ít người bị nhiễm HPV kéo dài nhiều năm và bị nhiễm nhiều type HPV khác nhau mới có nguy cơ dẫn tới ung thư cổ tử cung. Nếu bạn tình bị nhiễm HPV type khác thì mới lây qua cho em, còn nếu bạn tình bị nhiễm cùng type 58 thì sẽ không lây vì sau khi em đã nhiễm HPV type 58 rồi thì cơ thể của em sẽ tự tạo ra kháng thể miễn dịch thụ động với HPV type 58. Và mẹ khi mang thai bị nhiễm HPV thì có khả năng lây qua cho con nếu em bé được sinh thường qua ngả âm đạo. Định kì mỗi năm em nên đi soi cổ tử cung 1 lần và làm Pap Smear test kiểm tra, em nhé. Bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung thì phần lớn là đều bị nhiễm HPV. Nhưng không có chiều ngược lại. Nghĩa là tỉ lệ phần trăm người nhiễm HPV mà bị diễn tiến tới bệnh ung thư cổ tử cung không cao đâu. Nên em đừng lo lắng quá. Thân chào em !
    Phần lớn phụ nữ nhiễm HPV sẽ tự khỏi bệnh sau 1 thời gian từ 1 đến 2 năm, bao gồm HPV type 58. Chỉ 1 số ít người bị nhiễm HPV kéo dài nhiều năm và bị nhiễm nhiều type... Xem thêm
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lâm Đức Tâm

    Giảng viên sản phụ khoa Đại học y dược Cần thơ, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ và Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ. Năm 2002 tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa

    Phần lớn phụ nữ nhiễm HPV sẽ tự khỏi bệnh sau 1 thời gian từ 1 đến 2 năm, bao gồm HPV type 58. Chỉ 1 số ít người bị nhiễm HPV kéo dài nhiều năm và bị nhiễm nhiều type HPV khác nhau mới có nguy cơ dẫn tới ung thư cổ tử cung. Nếu bạn tình bị nhiễm HPV type khác thì mới lây qua cho em, còn nếu bạn tình bị nhiễm cùng type 58 thì sẽ không lây vì sau khi em đã nhiễm HPV type 58 rồi thì cơ thể của em sẽ tự tạo ra kháng thể miễn dịch thụ động với HPV type 58. Và mẹ khi mang thai bị nhiễm HPV thì có khả năng lây qua cho con nếu em bé được sinh thường qua ngả âm đạo. Định kì mỗi năm em nên đi soi cổ tử cung 1 lần và làm Pap Smear test kiểm tra em nhé. Bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung thì phần lớn là đều bị nhiễm HPV. Nhưng không có chiều ngược lại. Nghĩa là tỉ lệ phần trăm người nhiễm HPV mà bị diễn tiến tới bệnh ung thư cổ tử cung không cao đâu. Nên em đừng lo lắng quá
    Phần lớn phụ nữ nhiễm HPV sẽ tự khỏi bệnh sau 1 thời gian từ 1 đến 2 năm, bao gồm HPV type 58. Chỉ 1 số ít người bị nhiễm HPV kéo dài nhiều năm và bị nhiễm nhiều type... Xem thêm
  • Mai Linh

    Em có xét nghiệm . Kết quả dương tính với type 58, không biết làm sao để cơ thể mk có thể đào thải ra đc ạ ?? Bác sĩ cho e lời khuyên ????
    Em có xét nghiệm . Kết quả dương tính với type 58, không biết làm sao để cơ thể mk có thể đào thải ra đc ạ ?? Bác sĩ cho e lời khuyên ????

Trả lời

  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Bạn uống toa này 7 ngày nha: Melatonin 10 mg 1 viên uống tối. Phamzopic 7.5 mg 1 viên uống tối. Night Queen 1 viên uống tối.
    Thân chào bạn !
    Bạn uống toa này 7 ngày nha: Melatonin 10 mg 1 viên uống tối. Phamzopic 7.5 mg 1 viên uống tối. Night Queen 1 viên uống tối.
    Thân chào bạn !

Trả lời

  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Có nhiều nguyên nhân gây ra dịch nâu. Khi mới hành kinh xong, đôi lúc sẽ ra dịch nâu do còn sót lại 1 lượng ít máu kinh trong buồng tử cung chảy ra. Lượng dịch này thường không nhiều và sẽ tự hết sau vài ngày. Nếu bạn vừa mới uống thuốc ngừa thai khẩn cấp, đang uống thuốc ngừa thai hàng ngày, có đặt vòng tránh thai hay đang uống thuốc điều hòa chu kì kinh nguyệt, hay đang bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, đều có thể xuất hiện dịch nâu. Bạn nên đi khám phụ khoa để biết được chẩn đoán chính xác bệnh của mình. Thân chào bạn !
    Có nhiều nguyên nhân gây ra dịch nâu. Khi mới hành kinh xong, đôi lúc sẽ ra dịch nâu do còn sót lại 1 lượng ít máu kinh trong buồng tử cung chảy ra. Lượng dịch này thường... Xem thêm

Trả lời

  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Bạn mua kem chống hăm Sudocrem bôi cho bé nha. Bạn bỏ tã cũ, tắm bé bằng sữa tắm dịu da dành cho trẻ nhũ nhi, rồi bôi kem Sudocrem trực tiếp lên vùng sang thương da bị hăm, bôi kem xong rồi mới mang tã mới vào cho bé. Thân chào bạn !
    Bạn mua kem chống hăm Sudocrem bôi cho bé nha. Bạn bỏ tã cũ, tắm bé bằng sữa tắm dịu da dành cho trẻ nhũ nhi, rồi bôi kem Sudocrem trực tiếp lên vùng sang thương da bị hăm, bôi... Xem thêm
  • Bác sĩ Trịnh Hoàng Long

    CHuyên Nội Nhi và Nhãn Khoa tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tốt nghiệp Đại học y hà nội

    Một nốt đỏ. Chưa loại trừ nhiễm trùng. Có hình ảnh thì dễ cđ hơn
    Một nốt đỏ. Chưa loại trừ nhiễm trùng. Có hình ảnh thì dễ cđ hơn

Trả lời

  • Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

    Chuyên khoa nội - tim mạch tại bệnh viện 115 hồ chí minh

    Bạn rơ lưỡi cho bé bằng Nystatin 25.000 IU, ngày 2 lần, mỗi lần 1/2 gói nha. Pha gói thuốc vào 1 ít nước lọc cho tan hết, dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ của bạn, lấy hỗn dịch thuốc đã hòa tan để rơ lưỡi cho bé. Bé hay nhợn ói thì bạn mua Siro Air - X drops, cho bé uống mỗi lần 6 giọt sau mỗi lần bú. Cho bé bú xong, bạn bồng bé lên vỗ lưng khoảng 10 phút rồi hẵng cho bé nằm xuống chứ đừng đặt bé nằm xuống liền sau khi bú, sẽ dễ gây ọc sữa. Bé của bạn sau này có thể bị dị ứng với tôm, hải sản hoặc cũng có thể là không bị nha bạn. Vì tình trạng dị ứng với từng dị nguyên khác nhau của mỗi người có thể chỉ là 1 giai đoạn nào đó trong đời và không có tính chất di truyền rõ ràng. Cân nặng của 1 trẻ sơ sinh thường khoảng tầm 3 kg, và lúc 3 tháng tuổi thường tầm 6 kg. Cân nặng của bé nhà bạn như vậy là bình thường. Trẻ sơ sinh nhũ nhi thì bạn cần có thuốc Paracetamol dạng gói hoặc siro để hạ sốt cho bé khi sốt, Siro Air X để chống nôn trớ, ọc sữa cho bé, Calcium Corbiere ống 5 ml để bổ sung canxi cho bé. Siro Neopeptine kích thích bé ăn ngon khi bé bị biếng bú. Thân chào bạn nha !
    Bạn rơ lưỡi cho bé bằng Nystatin 25.000 IU, ngày 2 lần, mỗi lần 1/2 gói nha. Pha gói thuốc vào 1 ít nước lọc cho tan hết, dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ của bạn, lấy... Xem thêm

Trả lời

Nhận xét về Ths.Bs. Phạm Trung Kiên

Bạn đã sử dụng dịch vụ của Ths.Bs. Phạm Trung Kiên? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.