Nhi

Điều bạn cần biết khi trẻ khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3

2021-11-18 18:33:08

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 ở trẻ chỉ xuất hiện trong vài tháng, với cường độ cùng mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng là tùy thuộc ở mỗi người. Đây được xem như một phản ứng tự nhiên, xuất hiện ở bất kì trẻ nào cũng phải trải qua.

Điều bạn cần biết khi trẻ khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 Điều bạn cần biết khi trẻ khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3

Điều bạn cần biết khi trẻ khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 ở trẻ chỉ xuất hiện trong vài tháng, với cường độ cùng mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng là tùy thuộc ở mỗi người. Đây được xem như một phản ứng tự nhiên, xuất hiện ở bất kì trẻ nào cũng phải trải qua.

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 là thời kỳ trẻ có nhu cầu muốn chứng tỏ bản thân. Thông thường, sẽ rơi vào giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là một trong những hiện tượng tự nhiên trong khoảng thời gian phát triển tâm trí của các bé nhỏ. Tình trạng khủng hoảng tâm lý này kéo dài khoảng tuổi lên 3 đến tuổi lên 4 với mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mỗi trẻ.

Bạn đang tìm hiểu về khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3? Bạn không biết cách ứng xử với trẻ phù hợp? Hãy cùng BS Đoàn Thị Khuyên tại TDoctor giải đáp những thắc mắc của bạn. 

5 cách ứng xử với bé bị khủng hoảng tuổi lên 3 mà cha mẹ nên thử

Hãy là những người bạn cùng con trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý này, các bật mẹ có thể tìm hiểu qua một số phương pháp dưới đây. Để có thể hiểu hơn về tâm lý của con trẻ lúc này.

khủng hoảng tâm lý

Kiểm soát cảm xúc tránh la hét với trẻ

Hiện tượng mất kiểm soát, liên tục la hét được xem là một cơ chế phòng thủ của các bậc cha mẹ. Thường xuyên đem ra để sử dụng những lúc các trẻ nhỏ của mình không nghe lời, ương bướng. 

Thực tế, hành động này của các bật phụ huynh lại gây ra không ít tác động vô cùng tiêu cực đến tâm lý của trẻ nhỏ. Nhiều hơn mà các bạn có thể nhận ra, là dẫu cho việc la hét của các bậc phụ huynh có thể làm cho con trẻ nghe lời bạn ngay lập tức.

Nhưng thay vì rầy la các con trẻ một cách lớn tiếng, các bậc cha mẹ hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc và tìm ra những phương án cảnh cáo trẻ nhẹ nhàng hơn. Bởi trẻ nhỏ cần được dạy dỗ trong một môi trường mang tính tích cực, để  trẻ phát triển trí não toàn diện.

Luôn học cách lắng nghe và hiểu bé

Với các trẻ nhỏ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn rất nhiều, khi biết được cha mẹ đang lắng nghe, những gì mà bé đang cố gắng bày tỏ. Và nếu con trẻ tỏ ra vẻ khó chịu vì bạn không mua món bé thích, thay vì ngay lập tức lên giọng, bạn hãy nói với trẻ về một điều gì đó. 

Các cha mẹ có thể nói với trẻ rằng: “Mẹ biết con rất thích chú gấu bông đó, nhưng nhân viên cửa hàng nói rằng thời gian ngắn nữa sẽ đem về thật nhiều bạn gấu mới đẹp hơn hiện nay, mẹ và con hãy cùng thử đợi đến lúc đó xem sao nhé”.

Dẫu cho rằng điều này không thể nào thỏa mãn sự thôi thúc của trẻ, về món đồ chơi đấy ngay lúc này.Nhưng điều này có thể sẽ giúp trẻ hạ bớt đi cảm giác tức giận, và xoa dịu trẻ phần nào ở hiện tại.

Sử dụng phương pháp ân cần giải thích

Đối với em bé đang bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Thông thường thì khi các bẻ hiểu được, vì sao bản thân lại phải ngừng thực hiện những hành động mà bản thân mình cảm thấy vui, chẳng hạn như lấy đồ chơi của bạn, đánh hoặc cắn.

Đối với trường hợp trẻ đang trong thời kỳ khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3, các bạn hãy là người giải thích cho các trẻ hiểu về sự đồng cảm như: “Nếu con làm các bạn khác đau, bạn sẽ khóc rất buồn và bạn sẽ khóc”.

Biện pháp này sẽ góp phần giúp các bé hiểu được rằng, hành động của bản thân mình đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến người khác và hành vi vừa rồi của mình thật sự không đúng mực.

Chú ý đến các bé bị khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 nhiều hơn

Tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 khiến trẻ nhỏ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nhưng yếu tố quan trọng nhất gây nên khủng hoảng tâm lý ở trẻ đó là thường xuyên bị người lớn cấm đoán. 

Từ đó nhu cầu được độc lập của trẻ ngay lúc này không được thỏa mãn, điều này khiến trẻ có phản ứng về cảm xúc cực kỳ mạnh mẽ và hành vi chống đối từ đó được sinh ra.

Tâm lý trẻ lên 3

Trong trường hợp đặt biệt, bé nhà bạn đang cố tỏ ra muốn được cha mẹ quan tâm đến mình. Đừng ngần ngại, hãy tạm dừng công việc đang làm ở hiện tại để ôm con trẻ và hỏi xem trẻ lúc này có cần ăn gì đó hoặc  uống nước không.

Lời khuyên từ bác sĩ về trẻ mắc phải khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3

Trẻ đang mắc phải khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3, thông thường không muốn tuân thủ tuyệt đối theo sự ra lệnh, chỉ bảo của cha mẹ và thường hay cố tình làm trái lại yêu cầu, để khẳng định rằng bản thân đã lớn và hiểu chuyện. 

Tuy nhiên, ở thời điểm này trẻ vẫn chưa phân biệt được thế nào là đúng sai, năng lực về khả năng ngôn ngữ còn rất hạn chế. Trong giai đoạn này nếu trẻ được nuôi dạy, với môi trường phù hợp, chúng sẽ tự tin hơn với khả năng và sự tồn tại của mình mắt mọi người.

Trong trường hợp không được phát triển trong môi trường phù hợp. Trẻ sẽ thiếu đi tự tin,và luôn phải dựa vào người khác. Giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 này sẽ nhanh chóng qua đi, và những phản ứng gây tiêu cực ở bé thường sẽ không tồn tại lâu. 

Tuy nhiên nếu các trẻ nhỏ không được giáo dục đúng cách, thì sẽ trở thành một phần nhân cách của trẻ nhỏ và rất khó để có thể sửa sau này. Và để biết thêm về khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 hãy đặt câu hỏi đến TDoctor để gặp BS Đoàn Thị Khuyên hoàn toàn miễn phí và nhận được giải pháp hữu ích nhất.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.