Tôi có người quen Bình Dương nhiều, hiện tại đã có 3 người là F0. Mỗi lần nghe thông báo người quen của tôi dương tính, tôi liền cảm thấy khó thở, tức ngực dù tôi không có bệnh gì từ trước hết? Cứ thế này liên tục thì tôi có bị các vấn đề về tâm lý gì hay không? Có nguy hiểm không? Rất mong bác sĩ giải thích giúp tôi.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ VƯƠNG THỊ THUỶ


    Chào bạn. Bạn đọc bài này của tôi . Hi vọng giúp bạn được chút
    RỐI LOẠN LO ÂU DO COVID 19!

    Thời gian qua, rất nhiều người nhắn tin và gọi điện hỏi Bs THUỶ với những nội dung liên quan đến việc lo lắng mình bị mắc covid :
    “ Tôi thì đã xét nghiệm nhiều lần, âm tính với sars-covi2, nhưng gần đây (mấy lần rồi) mỗi lần nghe tin người thân bị dương tính là trong người tôi lại có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, cảm giác ngột ngạt thiếu không khí…. Đôi khi là cảm giác sắp phát điên, cảm giác chết đến nơi rất đáng sợ. Cơn diễn biến trong khoảng 10 phút. Hết cơn tôi ko bị khó thở, đau tức ngực nữa nhưng lại vô cùng lo lắng, sợ sẽ xảy ra cơn tương tự, Bs cho hỏi đấy là bệnh gì và tôi phải làm thế nào?”

    Bs xin chia sẻ một vài liên quan để nhiều người hiểu về tình trạng này, cũng như Cách kiểm soát bệnh này.

    Trước đây, từ lúc chưa có khái niệm về đại dịch covid 19, thì cũng có tên CƠN HOẢNG SỢ KỊCH PHÁT rồi. Đại dịch làm cho tỷ lệ các rối loạn tâm thần tăng lên nhiều nhất là Rối loạn lo âu- trầm cảm.

    Đặc điểm lâm sàng của cơn hoảng sợ kịch phát là có một giai đoạn hoảng sợ kịch phát với ít nhất 4 trong số 13 triệu chứng cơ thể và nhận thức.

    Cơn hoảng sợ kịch phát khởi phát đột ngột và nhanh chóng đến cường độ tối đa (thường sau 10 phút hoặc ngắn hơn). Phối hợp với cảm giác nguy hiểm hoặc đe doạ bị chết và mong muốn được thoát khỏi tình trạng này.

    1/ Mạch nhanh, hồi hộp, trống ngực dữ dội (cảm thấy vỡ tung lồng ngực).
    2/ Ra nhiều mồ hôi như tắm, mặc dù thời tiết không nóng.
    3/ Run tay, run chân (bệnh nhân thường gục ngay xuống đất)
    4/ Cảm giác nghẹt thở như bị ai bóp cổ gây khó thở, thiếu không khí.
    5/ Cảm giác thở nông, thở hổn hển nên thông khí kém.
    6/ Đau hoặc khó chịu ở ngực trái khiến bệnh nhân nhầm với cơn nhồi máu cơ tim.
    7/ Buồn nôn hoặc đau bụng nên dễ nhầm với viêm dạ dày.
    8/ Cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng, vì vậy bệnh nhân dễ ngã.
    9/ Giải thể thực tế hoặc giải thể nhân cách nghĩa là bệnh nhân không còn cảm nhận đúng về thế giới xung quanh và bản thân trong khi nên cơn hoảng sợ.
    10/ Sợ mất kiểm soát và phát điên, bệnh nhân cho rằng mình không còn kiểm soát được các ý nghĩ và hành vi của mình nữa.
    11/ Sợ chết, bệnh nhân cho rằng mình chết đến nơi rồi.
    12/ Cảm giác chết lặng, không cử động được.
    13/ Lạnh cóng hoặc nóng bừng cơ thể.

    Khi cơn hoảng sợ tái phát, cường độ sợ hãi có thể giảm đi và thở gấp là triệu chứng hay gặp. Có 3 loại cơn hoảng sợ kịch phát.

    + Cơn hoảng sợ kịch phát không có dấu hiệu, không có tình huống thuận lợi.

    + Cơn hoảng sợ kịch phát có dấu hiệu có tình huống thuận lợi.

    + Cơn hoảng sợ kịch phát có thể xuất hiện nhưng không phải ngay lập tức mà có thể sau một thời gian ngắn, trước một kích thích hoặc một tình huống thuận lợi.

    Cơn mà các bác hỏi là loại cơn thứ 3 kia ạ. Bs tạm gọi là CƠN HOẢNG SỢ KỊCH PHÁT DO COVID cho dễ hiểu

    Về điều trị, cũng giống như các cơn Khác, đtr bằng hoá dược cho hiệu quả tốt, ngoài ra liệu pháp nhận thức hành vi giúp các bác có thể phần nào kiểm soát được bệnh (phần này chuyên sâu nên các bác quan tâm hơn có thể tìm hiểu trong trang web suckhoetamthan.vn (trong đó có tất cả các kiến thức về bệnh nguyên, bệnh sinh, chẩn đoán điều trị)

    CÁC BẠN NÊN LÀM GÌ
    ☀Thông tin cho bệnh nhân và gia đình
    -Rối loạn hoảng sợ do covid-19 là rất phổ biến và có thể điều trị được.
    -Lo âu mạnh mẽ gây ra các rối loạn cơ thể như: đau ngực, chóng mặt, thở nhanh. Đó không phải là triệu chứng của một bệnh cơ thể và chúng sẽ hết khi lo âu được chế ngự.
    - Lo âu còn gây ra những ý nghĩ: sợ chết, sắp bị điên hoặc mất tự chủ. Các ý nghĩ Các ý nghĩ này cũng sẽ qua khi lo âu được kiểm soát.
    - Các biểu hiện lo âu về cơ thể và tâm thần có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu bệnh nhân quá bận tâm vào các triệu chứng đau ngực, khó thở… sẽ làm lo sợ tăng.
    - Một bệnh nhân cách ly hay né tránh các hoàn cảnh mà cơn hoảng sợ đó xuất hiện chỉ làm tăng thêm nỗi lo âu sợ hãi cho mình.

    ????Nếu bạn là bệnh nhân, bạn cần biết

    + Ngồi tại chỗ cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi.
    + Tập trung vào việc chế ngự lo âu , không cần quan tâm đến các triệu chứng về cơ thể
    (Nó không nguy hiểm đến tính mạng đâu, rồi sẽ qua thôi)
    + Tiến hành thở chậm, thư giãn, đừng cố gắng thở quá sâu hay quá nhanh (hít sâu thửo đều là được). Việc kiểm soát nhịp thở làm giảm các triệu chứng cơ thể này.
    _ Tự nhủ rằng đó là một cơn hoảng sợ, sẽ mau chóng qua đi. Cảm giác của bạn có thể là lâu, nhưng thực ra chỉ vài phút.
    - Xác định những nỗi lo đó bị khuếch đại trong cơn hoảng sợ (ví dụ bạn cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim nhưng thực ra ko phải đâu ạ).
    - Tìm cách đương đầu với nỗi lo sợ đó (tự nhủ tôi không bị nhồi máu cơ tim, đó chỉ là một cơ hoảng sợ và sẽ qua đi trong vài phút).
    - Hãy vào các nhóm có biểu hiện như mình tự giúp đỡ lẫn nhau có thể giúp bệnh nhân chế ngự được cơn hoảng sợ.

    https://suckhoetamthan.vn/

Trả lời

Gửi trả lời

App Tdoctor dành cho bệnh nhân

App Tdoctor dành cho Bác sĩ