Các câu hỏi mới nhất

  • Bác sĩ Nguyễn Minh Tuyến

    chuyên khoa tai mũi họng tại Bệnh viện đa khoa hồng hưng Tây Ninh

    chào bạn, bạn chụp ảnh giúp mình và bạn đã điều trị những thuốc gì để có thể tư vấn cho bạn nhé. cảm ơn b chúc b sức khỏe.
    chào bạn, bạn chụp ảnh giúp mình và bạn đã điều trị những thuốc gì để có thể tư vấn cho bạn nhé. cảm ơn b chúc b sức khỏe.

Trả lời

  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào Hoàng Anh

    Bs Thạch xem mô tả ngắn gọn của Hoàng Anh, nhận thấy em đã được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước, và đi thấy hiện tượng lỏng gối (mất vững gối)

    Câu hỏi của Hoàng Anh là về chi phí, và thời gian hồi phục.
    Chi phí thì phụ thuộc vào các tổn thương, chỉ có mỗi đứt dây chằng chéo trước, hay đứt dây chằng chéo trước kèm rách sụn chêm, phẫu thuật cả 2 tổn thương cùng lúc hay không, hay đứt cả dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Về điều này, em cần được chẩn đoán rõ hơn, từ khám để xác định rõ có mất vững gối không, và chụp phim cộng hưởng từ (MRI) để xác định tổn thương của thành phần nào, mức độ: rách sụn chêm, đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau, đứt dây chằng bên trong- bên ngoài? Từ đó, sẽ có câu trả lời chính xác hơn về chi phí. Ngoài ra, mỗi bệnh viện với cơ sở vật chất khác nhau cũng có chi phí phục vụ khác nhau, như bệnh viện tư, chuẩn quốc tế, sẽ có chi phí cao hơn. Ví dụ ở bệnh viện Bs Thạch, thì nếu em bị đứt chỉ dây chằng chéo trước, mổ tái tạo dây chằng chéo trước, không có bảo hiểm y tế, thì chi phí dự kiến khoảng 32 triệu, nếu có bảo hiểm y tế, chi phí dự kiến khoảng 17 triệu. Dĩ nhiên đây là con số ước lượng, không phải con số chính xác, vì khi điều trị trực tiếp, sẽ còn trao đổi với em về các loại vật liệu (có chi phí khác nhau), sau mổ bệnh nhân cần nằm viện lâu hay không (chi phí sẽ đội lên nếu nằm viện lâu), và các loại thuốc sử dụng (chi phí tùy loại thuốc)

    Về thời gian lành thương. Thì với dây chằng chéo trước, đó là phẫu thuật tái tạo, có nghĩa được thay thế dây chằng đã đứt bằng dây chằng mới, có tính chất tương tự dây chằng cũ (tương tự không phải là giống hệt), nên cơ thể em sẽ trải qua các giai đoạn lành thương giữa dây chằng và xương, cùng với việc thích nghi với dây chằng mới (độ căng- giãn có khác biệt với dây chằng cũ). Thông thường, sau mổ tái tạo dây chằng, bệnh nhân được tập vật lý trị liệu với bài tập theo tiến độ thời gian, có nghĩa tuần đầu tập khác, và các tuần sau có chế độ tập khác, do bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Thời gian kéo dài sau mổ khoảng 6 tháng, thì người bệnh có thể trở lại mức vận động bình thường. Dĩ nhiên, mỗi người có mỗi sức khỏe và đáp ứng riêng, nên bác sĩ sẽ tái khám và theo dõi theo lộ trình để người bệnh được phục hồi nhanh nhất theo tình hình của riêng mình

    Hi vọng, những giải đáp của Bs Thạch hữu ích với em. Chúc Hoàng Anh khỏe!
    Chào Hoàng Anh

    Bs Thạch xem mô tả ngắn gọn của Hoàng Anh, nhận thấy em đã được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước, và đi thấy hiện tượng lỏng gối (mất vững... Xem thêm

Trả lời

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Sỏi niệu quản 1/3 trên khoảng 1.5 cm thì đầu tiên có thể tán sỏi ngoài cơ thể trước (nếu chụp phim X quang lên thấy sỏi cản quan) là biện pháp không xâm lấn (không phải rạch da) và rẻ nhất, cũng được bảo hiểm y tế chi trả. Nếu sỏi không cản quang, hoặc tán sỏi ngoài cơ thể thất bại hoặc với cơ sở y tế không có máy tán sỏi ngoài cơ thể thì có thể mổ nội soi để lấy sỏi, hoặc tán sỏi nội soi, khi đó sẽ tốn kém hơn. Bác có thể đến bệnh viện tỉnh khám và xin tư vấn trước nhé.
    Sỏi niệu quản 1/3 trên khoảng 1.5 cm thì đầu tiên có thể tán sỏi ngoài cơ thể trước (nếu chụp phim X quang lên thấy sỏi cản quan) là biện pháp không xâm lấn (không phải... Xem thêm

Trả lời

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Em nên đến Bệnh viện Trung ương Huế hoặc Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đăng ký khám chuyên khoa Thận - Tiết niệu để khám làm, xét nghiệm cụ thể và có chẩn đoán chính xác nhé. Các thuốc điều trị tiểu dầm và tiểu đêm đều có những tác dụng không mong muốn nên cần được chỉ định đúng. Hiện tại em cần tránh sử dụng những chất kích thích như trà, cà phê, đồ cay nóng. Buổi tối cần hạn chế uống nước đặc biệt là trước khi đi ngủ không uống nước, tránh làm tăng lượng nước tiểu vào ban đêm.
    Em nên đến Bệnh viện Trung ương Huế hoặc Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đăng ký khám chuyên khoa Thận - Tiết niệu để khám làm, xét nghiệm cụ thể và có chẩn đoán... Xem thêm

Trả lời

  • Bác sĩ Nguyễn Minh Tuyến

    chuyên khoa tai mũi họng tại Bệnh viện đa khoa hồng hưng Tây Ninh

    Do em bị viêm xoang nên dịch mủ chảy vào tai nên dẫn đến viêm hệ thống xương tai. Để biết mức độ thế nào em nên đi đo nhĩ lượng và thính lực để xem sức nghe giảm thế nào thì có thể tư vấn cho em nhé. Cảm ơn e, chúc em sức khỏe .
    Do em bị viêm xoang nên dịch mủ chảy vào tai nên dẫn đến viêm hệ thống xương tai. Để biết mức độ thế nào em nên đi đo nhĩ lượng và thính lực để xem sức nghe giảm... Xem thêm

Trả lời

  • Bác sĩ Nguyễn Minh Tuyến

    chuyên khoa tai mũi họng tại Bệnh viện đa khoa hồng hưng Tây Ninh

    lưỡi của bạn làm sao vậy ạ. bạn nói rõ hơn được không. kiểm tra lưỡi bạn có thể kiểm tra tại bệnh viện có khoa tai mũi họng, răng hàm mặt đều được b nhé. cảm ơn b, chúc b sức khỏe.
    lưỡi của bạn làm sao vậy ạ. bạn nói rõ hơn được không. kiểm tra lưỡi bạn có thể kiểm tra tại bệnh viện có khoa tai mũi họng, răng hàm mặt đều được b nhé. cảm ơn... Xem thêm

Trả lời

  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào Phương Thảo
    Bs Thạch nắm được từ mô tả của Thảo, thì Thảo đang có vết thương xây xát ở gối, mu bàn chân. Và đã được điều trị bằng kháng sinh, có uống giảm đau, nhưng 8 ngày qua chưa hiệu quả.
    Bs Thạch sẽ thảo luận các vấn đề của Phương Thảo như sau:
    Vết thương vùng khớp, sẽ bị tác động co giãn khi cử động, nên sẽ nhạy đau, hơn các nơi khác. Ở đây Thảo có vết thương gối và cổ chân, đó là lý do khi cử động sẽ thấy đau. Vậy nên giải pháp là hạn chế vận động lúc này, chờ lành thương, rồi hẵng vận động ở cường độ như bình thường
    Dùng kháng sinh, là loại thuốc để chống hiện tượng nhiễm khuẩn, ở đây là nhiễm khuẩn mô mềm. Nên nếu như vết thương của Phương Thảo đang khô ráo, lành từ từ, có nghĩa thuốc kháng sinh đang làm tốt nhiệm vụ của nó. Còn ngược lại, vết thương vẫn ướt, rỉ dịch, thì cần thay băng hàng ngày, và gặp bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, để được chẩn đoán và sử dụng kháng sinh phù hợp, giúp lành thương, giảm chi phí điều trị, và đặc biệt tránh được nguy cơ tạo vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh- một điều nhức nhối đối với y khoa nước ta.
    Phương Thảo có uống giảm đau, nhưng chưa đỡ. Cơn đau của Thảo có nguồn gốc từ vết thương xây xát, chấn thương mô mềm, và có thể việc va đập làm các cấu trúc ở sâu như dây chằng, sụn chêm có tổn thương, nên chúng ta khó có thể nói chỉ nhìn vào vết thương ngoài da mà dự đoán cơn đau bao lâu thì hết. Thêm nữa, thuốc giảm đau có cơ chế tác động, và chủng loại khác nhau, cần được chẩn đoán cơn đau của mình từ nguồn gốc nào, để dùng thuốc cho phù hợp, thì mới đạt được yếu tố " dùng thuốc ít nhất- hiệu quả cao nhất". Do đó, nếu cơn đau từ từ dịu đi, thì dưỡng bệnh vài ngày tới. Còn nếu đau hơn, khó chịu, không thoải mái ở gối, mu chân, thì Thảo nên gặp bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để có chẩn đoán và điều trị thật hiệu quả cho trường hợp của mình
    Hi vọng những chia sẻ của Bs Thạch sẽ có ích với Phương Thảo. Chúc bạn vui và chóng khỏe!
    Chào Phương Thảo
    Bs Thạch nắm được từ mô tả của Thảo, thì Thảo đang có vết thương xây xát ở gối, mu bàn chân. Và đã được điều trị bằng kháng sinh, có uống giảm... Xem thêm
  • nguyễn thị phương thảo

    Dạ em cám ơn bác. Toa thuốc em gồm: paracetamol 500gr ( 1v x 2l) . Imefed 500gr/125gr ( 1v x 2l). Savi etoricoxib 30mg ( 1v x 2l). Katryspin 4.2mg ( 1v x 2l). Em uống toa này mà đau nhức khắp người. Vậy có phải bị tác dụng phụ không bác?
    Dạ em cám ơn bác. Toa thuốc em gồm: paracetamol 500gr ( 1v x 2l) . Imefed 500gr/125gr ( 1v x 2l). Savi etoricoxib 30mg ( 1v x 2l). Katryspin 4.2mg ( 1v x 2l). Em uống toa này mà đau nhức khắp người.... Xem thêm
  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Bs Thạch vừa đọc toa thuốc mà Thảo gửi.

    Thực sự thì tác dụng phụ nếu có ở toa này, sẽ là chóng mặt hoặc ợ chua, ợ hơi, cồn cào dạ dày.

    Không có tác dụng phụ gây đau khắp người từ toa này
    Nên Bs Thạch nghĩ rằng Thảo đang được điều trị chưa sát với chẩn đoán của mình, nên toa thuốc chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nếu được, Thảo hãy ghé khám để có chẩn đoán rõ ràng, cùng với toa thuốc sát thực tế hơn. Để mau khỏe. Chóng quay lại công việc thường ngày hơn nhé
    Bs Thạch vừa đọc toa thuốc mà Thảo gửi.

    Thực sự thì tác dụng phụ nếu có ở toa này, sẽ là chóng mặt hoặc ợ chua, ợ hơi, cồn cào dạ dày.

    Không có tác dụng phụ... Xem thêm

Trả lời