Kiểm tra sức khoẻ

Thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng PHQ - 9 ONLINE| TDOCTOR

2021-11-11 16:31:59

Một số nhà nghiên cứu cho rằng đã có sự gia tăng dài hạn theo thời gian của tỷ lệ mắc trầm cảm, trong đó những người sinh ở những năm sau của thế kỷ 20 có tỷ lệ cao hơn. Điều này không phải do chất lượng của các nghiên cứu hỗ trợ cho sự phát hiện này có chất lượng thấp hay do các nghiên cứu này đa số là hồi cứu. Sự gia tăng này có thể do cha mẹ của trẻ có nhận thức tốt hơn về các triệu chứng trầm cảm hoặc nhận thức tốt hơn về sự khởi phát sớm của nó.

Thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng PHQ - 9 ONLINE| TDOCTOR Thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng PHQ - 9 ONLINE| TDOCTOR

Trầm cảm điển hình là một rối loạn mang tính chất giai đoạn, tái phát đặc trưng bởi buồn bã hay bất hạnh dai dẳng, mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, dễ cáu gắt và các triệu chứng liên quan như suy nghĩ tiêu cực, thiếu sức sống, khó tập trung, rối loạn cảm giác ngon miệng và rối loạn giấc ngủ. Biểu hiện có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính, nền giáo dục và văn hóa. Các phân nhóm của trầm cảm được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, tính chất lan tỏa, suy giảm chức năng và sự hiện diện hay
vắng mặt của các giai đoạn hưng cảm hoặc hiện tượng loạn thần. Vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu trầm cảm có phải là một bệnh lý đo lường được hay không - sự khác biệt giữa có và không bị trầm cảm mang tính chất định lượng về mặt mức độ, ví dụ trong trường hợp tăng huyết áp - hoặc phân loại khác (có sự khácbiệt về mặt định tính), và nguyên nhân gây ra một số loại trầm cảm khác nhau (ví dụ, sầu uất và không sầu uất).

Tỷ lệ mắc thay đổi tùy thuộc vào dân số (ví dụ: từng quốc gia), khoảng thời gian được xem xét (ví dụ: ba tháng qua, năm ngoái, trọn đời), người cung cấp thông tin (ví dụ: cha mẹ, con cái, cả hai) và tiêu chí được sử dụng để chẩn đoán. Hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất rằng khoảng 1% đến 2% trẻ em trước tuổi dậy thì và khoảng 5% thanh thiếu niên bị trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng tại bất cứ thời điểm nào. Tỷ lệ tích lũy (tích lũy các trường hợp mới mắc mà chưa từng bị trầm cảm trước đây, còn được gọi là tỷ lệ lưu hành trọn đời) cao hơn. Ví dụ, ở tuổi 16, 12% trẻ em gái và 7% trẻ em trai sẽ bị rối loạn trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời (Costello và cộng sự. 2003). Tỷ lệ rối loạn khí sắc ít được biết đến nhưng các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phổ biến từ 1% đến 2% ở trẻ em và 2% đến 8% ở thanh thiếu niên. Ước tính có trên 5% đến 10% những người trẻ tuổi biểu hiện trầm cảm nhẹ. Thanh thiếu niên bị trầm cảm nhẹ biểu hiện một số suy giảm chức năng, tăng nguy cơ tự sát và tiến triển thành trầm cảm điển hình.

Thử đánh giá trầm cảm bằng thang đo PHQ-9 sau đây:

Hãy cho chúng tôi biết, trong vòng 2 tuần vừa qua, có bao nhiêu lần bạn bị lo lắng buồn phiền vì những vấn đề được liệt kê dưới đây?

1.Ít hứng thú hoặc là không có niềm vui thích làm việc gì
2.Cảm thấy chán nản kiệt sức, trầm cảm, hoặc tuyệt vọng
3.Khó ngủ, ngủ không lâu hoặc ngủ quá nhiều
4.Cảm thấy mệt mỏi hoặc kém năng lực họat động
5.Ăn kém ngon hoặc ăn quá nhiều
6.Cảm thấy mình tệ, cho rằng mình là người thất bại hoặc đã làm cho chính mình hay gia đình thất vọng
7.Khó tập trung làm việc gì, ví dụ như là đọc báo hay xem tivi
8.Đi đứng hoặc nói năng chậm chạp đến nổi mọi người lưu ý. Hoặc ngược lại quá bồn chồn, đứng ngồi không yên cho nên bạn đã đi quanh quẩn nhiều hơn bình thường
9.Có ý nghĩ làm điều gì đó gây đau đớn cho bản thân hoặc nghĩ rằng thà mình chết đi cho rồi

  • TDOCTOR: 89262
    Giảng viên bộ môn Tâm thần- Đại học Y Dược Hải Phòng, Bác sĩ Phó trưởng khoa Cấp tính Nữ tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng Các bệnh thường khám : mất ngủ; lo âu; stress; trầm cảm; các chứng sợ hãi, hành vi ám ảnh; đau đầu; chóng mặt; rối loạn tâm thần do sử dụng rượu, ma túy - Hơn 12 năm kinh nghiệm trong điều trị các rối loạn tâm lý- tâm thần Giảng viên bộ môn Tâm thần- Đại học Y Dược Hải Phòng, Bác sĩ Phó trưởng khoa Cấp tính Nữ tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng Các bệnh thường khám Xem tiếp
    Địa chỉ: Hải Phòng
    Nơi công tác: Giảng viên bộ môn Tâm thần- Đại học Y Dược Hải Phòng, Bác sĩ Phó trưởng khoa Cấp tính Nữ tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng

    Giờ làm việc: 24h/7

    10000 Vnđ/Phút

  • 0 bình luận

    Gửi ý kiến bình luận
    Xem thêm
    Rất hữu ích Rất hữu ích
    Hữu ích Hữu ích
    Bình thường Bình thường

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

    hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
    Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
    Trân trọng.