Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Thông tin dược chất Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Bảo quản

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN-12681-11

Đóng gói:

Hộp 5 ống x 20ml

Tiêu chuẩn:

NSX

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Taiwan Biotech Co., Ltd.

Quốc gia sản xuất:

Taiwan

Công ty đăng ký:

Taiwan Biotech Co., Ltd.

Quốc gia đăng ký:

Taiwan Biotech Co., Ltd.

Loại thuốc:

Dung dịch tưới rửa

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng và cách dùng:

  • Tưới rửa: Dung dịch Glycin được dùng trong một vài bước ở một số phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật qua niệu đạo, vì nó dẫn điện kém và trong suốt, tiện cho quan sát. Các dung dịch Glycin có thể làm giảm tan máu khi tưới bàng quang bằng một lượng lớn nước. Tan máu không xảy ra với các dung dịch Glycin nhược trương dưới mức đẳng trương là 2,1% cho đến mức giảm xuống chỉ còn 1%.

  • Dùng tại chỗ: Ðục nhân mắt (nhỏ vào mỗi mắt 2 giọt, ngày 2 - 3 lần).

  • Dùng theo đường truyền tĩnh mạch: liều tùy theo từng trường hợp.

  • Giảm toan dạ dày, chữa loét tiêu hóa: Hỗn hợp 30% Glycin và 70% Canxi carbonat có tác dụng trung hòa acid như sữa. Khi có chỉ định dùng sữa để điều trị loét dạ dày mà người bệnh lại không dung nạp được sữa thì nên dùng chế phẩm này. Ưu điểm của chế phẩm này là không gây ra nhiễm kiềm toàn thân và không gây ra tăng toan trở lại do bù trừ. Liều thông thường là 1 đến 2 viên nén (viên 150 mg Glycin và 350 mg Canxi carbonat) hòa vào nước uống sau khi ăn; trường hợp nặng thì uống mỗi giờ một lần.

  • Ðiều trị toan máu cấp do acid Isovaleric: Liều uống khoảng 150 mg/kg/ngày.

Thông tin về dược chất

1. Loại thuốc:

Dung dịch tưới rửa - acid amin (không thiết yếu)

2. Dạng thuốc và Hàm lượng:

Dung dịch 1,5% để tưới, rửa; viên nén 150 mg Glycin và 350 mg Canxi carbonat; dung dịch để truyền tĩnh mạch (phối hợp với các acid amin khác, với Sorbitol, với các chất điện giải); thuốc nước để nhỏ mắt.

3. Dược lý và Cơ chế tác dụng:

Glycin là acid amin không thiết yếu, giản đơn, tham gia vào sự tổng hợp protein của cơ thể, Creatin, Acid Glycocholic, Glutathion, Acid Uric, Hem... Glycin cũng tham gia chuyển Acid Benzoic thành Acid Hipuric không độc. Trong cơ thể, Glycin bị thoái giáng theo nhiều đường.

Glycin có thể hoạt động như một acid hoặc một base, tùy theo môi trường hay tùy theo sự có mặt của một base hoặc một acid khác.

Thải trừ Glycin trong huyết tương có thể thông qua sự thấm vào trong tế bào, dẫn đến tích tụ và chuyển hóa acid amin trong tế bào. Nửa đời của Glycin trong huyết tương là 85 phút.

Glycin dùng theo đường uống, dưới dạng acid amin không thiết yếu tự do nhằm bổ trợ cho dinh dưỡng. Glycin cũng còn được dùng kết hợp với các thuốc kháng acid để làm giảm độ toan dạ dày và làm tá dược cho Aspirin nhằm mục đích giảm kích ứng dạ dày.

Dung dịch Glycin 1,5% trong nước vô khuẩn là dung dịch nhược trương và không dẫn điện, được dùng để làm vết loét chi dưới mau liền sẹo và được dùng làm dung dịch tưới rửa niệu đạo trong một số phẫu thuật như phẫu thuật qua niệu đạo, phẫu thuật điện.

Glycin còn được dùng để điều trị toan máu cấp do Acid Isovaleric.

Chống chỉ định

  • Không được tưới, rửa dung dịch Glycin cho người bệnh vô niệu.

  • Quá mẫn với một hay nhiều thành phần của chế phẩm.

  • Không được truyền tĩnh mạch dung dịch có chứa acid amin (trong đó có Glycin) cho người bệnh gan nặng, suy tim sung huyết, người bị ứ nước, nhiễm toan, suy thận có Nitrogen/máu tăng cao, rối loạn chuyển hóa acid amin, người không dung nạp Fructose và Sorbitol, thiếu Fructose 1,6 - Diphosphat, ngộ độc Methanol, Kali huyết cao (đối với các chế phẩm có chứa Sorbitol và các chất điện giải).

Tác dụng phụ

1. Tác dụng không mong muốn (ADR):

Chưa có thống kê đầy đủ về tác dụng có hại và tác dụng phụ của Glycin khi dùng đơn độc. Tuy nhiên đã có những báo cáo về tác dụng phụ khi dùng Glycin như sau:

Hấp thu từ các dung dịch tưới rửa vào máu có thể dẫn đến rối loạn tim - mạch. Hấp thu nhiều dịch có glycin khi tưới rửa bàng quang lúc cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo có thể gây ra triệu chứng được gọi là hội chứng "cắt bỏ qua niệu đạo" (đau ngực, buồn nôn, tụt huyết áp đột ngột, rối loạn thị giác) đôi khi nguy hiểm tới tính mạng.

Hấp thu từ các dung dịch tưới rửa vào máu có thể dẫn đến rối loạn nước và điện giải, kể cả loãng máu và tăng thể tích dịch ngoại bào kèm theo là giảm tạm thời Natri, Albumin và Hemoglobin huyết thanh.

Hấp thu một lượng lớn dung dịch glycin có thể dẫn đến tăng Amoniac/máu do chuyển hóa nhanh. Sản phẩm chuyển hóa cuối cùng có thể là Oxalat và chất này có thể ảnh hưởng lên chức năng thận.

Sau khi dùng dung dịch Glycin để tưới rửa bàng quang trong phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo có thể bị mất thị giác tạm thời.

Hấp thu từ các dung dịch tưới rửa vào máu có thể dẫn đến rối loạn về phổi.

2. Hướng dẫn cách xử trí ADR:

  • Ngừng dùng thuốc.

  • Cần theo dõi chặt chẽ cân bằng nước, các chất điện giải trong huyết thanh, đường huyết, cân bằng acid - base.

Lưu ý

1. Thận trọng:

1. Thận trọng:

Hấp thu nhiều các dung dịch tưới rửa Glycin vào máu có thể dẫn đến rối loạn cân bằng nước và điện giải.

Cần thận trọng khi tưới rửa Glycin ở người suy gan, vì sự hấp thu và chuyển hóa sẽ gây tăng Amoniac huyết.

Cần thận trọng khi tưới rửa Glycin ở người có các rối loạn về tim, phổi và thận.

Nếu truyền quá nhanh, sẽ có triệu chứng không dung nạp và tăng đào thải qua thận dẫn đến mất cân bằng acid amin.

Cần lấy mẫu thử vi khuẩn ở vết thương trước khi dùng thuốc tại chỗ.

2. Thời kỳ mang thai:

An toàn

3. Thời kỳ cho con bú:

An toàn

Quá liều

Bảo quản

  • Bảo quản dung dịch tưới rửa ở nhiệt độ phòng, dưới 40 độ C, tránh để đông lạnh.

  • Không được hơ nóng dung dịch tưới rửa ở quá 66 độ C.

  • Dung dịch để nhỏ mắt không được để quá 15 ngày sau khi mở lọ.

Tương tác