Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VD-19330-13

Đóng gói:

Hộp 2 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

TCCS

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long

Quốc gia đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long

Loại thuốc:

Thuốc chống ngạt mũi, sung huyết mũi

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 2 viên mỗi 4-6 giờ. Không nên dùng quá 8 viên trong 24 giờ.

  • Trẻ em 6-11 tuổi: Uống 1 viên mỗi 4-6 giờ. Không nên dùng quá 4 viên trong 24 giờ.

  • Không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO.

  • Bệnh nhân glôcôm góc hẹp.

  • Bí tiểu.

  • Cao huyết áp nặng.

  • Bệnh động mạch vành nặng và cường giáp.

Tác dụng phụ

Bồn chồn, buồn nôn, nôn, yếu ớt, đau đầu, căng thẳng, chóng mặt, khó ngủ, đau bụng, khó thở, nhịp tim bất thường.

Pseudoephedrine có thể gây ra các tác dụng phụ khác. 

Lưu ý

1. Thận trọng:

Trước khi dùng Pseudoephedrine, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Pseudoephedrine, bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc và các dược phẩm bạn đang sử dụng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có huyết áp cao, bệnh tăng nhãn áp, bệnh tiểu đường, khó tiểu, bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tim. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng Pseudoephedrine. Nên thận trọng khi sử dụng các thuốc giống giao cảm cho bệnh nhân glôcôm, loét dạ dày gây hẹp môn vị, nghẽn môn vị tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quang, bệnh tim mạch, tăng nhãn áp hay tiểu đường. Nên cẩn thận khi sử dụng các thuốc giống giao cảm ở bệnh nhân đang dùng Digitalis. Các thuốc giống giao cảm có thể làm kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, co giật và/hoặc trụy tim mạch đi kèm hạ huyết áp. Pseudoephedrine hydrochloride giống như các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương khác, có gây nghiện. Sử dụng kéo dài các thuốc kích thích thần kinh trung ương khác sẽ gây nhờn thuốc. Ngưng thuốc đột ngột có thể gây trầm cảm.

  • Phụ nữ có thai: Chưa xác định được tính an toàn khi sử dụngPeudoephedrine trong thai kỳ. Do đó chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.

  • Bà mẹ cho con bú: Do Pseudoephedrine hydrochloride được tiết qua sữa, nên cân nhắc quyết định ngưng cho con bú hay ngưng dùng các chế phẩm có chứa thành phần này.

  • Trẻ em: Chưa xác định được tính an toàn và hữu hiệu của thuốc ở trẻ em dưới 12 tuổi.

  • Người cao tuổi: Ở bệnh nhân trên 60 tuổi, các thuốc giống giao cảm có khả năng xảy ra tác dụng phụ nhiều hơn, như gây lẫn lộn, ảo giác, co giật, ức chế hệ thần kinh trung ương và tử vong. Do đó, cần cẩn thận khi dùng chế phẩm có chứa chất này cho bệnh nhân lớn tuổi.

Quá liều

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Khi dùng Pseudoephedrine cho những bệnh nhân đang sử dụng IMAO, phản ứng tăng huyết áp, bao gồm cơn tăng huyết áp có thể xuất hiện. Tác dụng hạ huyết áp của Methyldopa, Mecamylamine, Reserpine và các Alcaloide Veratrum có thể bị giảm đi nếu dùng đồng thời với Pseudoephedrine. Các tác nhân ức chế P-Adrenergic cũng có thể tương tác với Pseudoephedrine. Gia tăng tác động Pacemaker (điều nhịp) lạc chỗ khi Pseudoephedrine dùng đồng thời với Digitalis.

Các thuốc kháng a-xít làm gia tăng tốc độ hấp thu Pseudoephedrine; Kaolin làm giảm tốc độ hấp thu Pseudoephedrine.