Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN-10784-10

Đóng gói:

Hộp 1 bình xịt đơn liều định chuẩn gồm 200 nhát xịt (10ml)

Tiêu chuẩn:

NSx

Tuổi thọ:

24 tháng

Công ty sản xuất:

Boehringer Ingelheim pharma GmbH & Co. KG.

Quốc gia sản xuất:

Germany

Công ty đăng ký:

Boehringer Ingelheim International GmbH

Quốc gia đăng ký:

Boehringer Ingelheim International GmbH

Loại thuốc:

Thuốc tác động trên hệ hô hấp

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng :

 

 

  • Cách sử dụng dạng bơm xịt định liều: 
  • Lắc kỹ chai thuốc và mở nắp miệng chai thuốc. 
  • Thở ra thật sâu. 
  • Ngậm kín miệng chai thuốc (với đáy chai thuốc được quay ngược lên trên). 
  • Hít vào thật chậm và sâu đồng thời ấn mạnh lên đáy chai thuốc. 
  • Lấy chai thuốc ra khỏi miệng và giữ hơi thở trong 10 giây. 
  • Rửa sạch miệng chai thuốc sau khi dùng. 

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Không dùng Ipratropium cho người bệnh có tiền sử quá mẫn với Lecithin đậu nành (là tá dược trong thành phần của thuốc) hoặc với các thực phẩm như đậu nành, lạc. Không dùng Ipratropium cho người bệnh quá mẫn với Atropin và dẫn xuất Atropin.

Tác dụng phụ

Thường gặp:

  • Khô miệng

  • Mũi, họng bị kích ứng

  • Rối loạn điều tiết mắt.

Ít gặp: Bí tiểu tiện

Hiếm gặp:

  • Toàn thân: Ðáp ứng phản vệ

  • Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực

  • Ngoài da: Phù Quinck, nổi mày đay

  • Tiêu hóa: Rối loạn nhu động

  • Hô hấp: Co thắt phế quản, co thắt thanh quản

  • Glôcôm: Nguy cơ xuất hiện Glôcôm cấp ở người bệnh có tiền sử Glôcôm góc hẹp.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Không bắt đầu dùng Ipratropium ở giai đoạn cấp của co thắt phế quản đang đòi hỏi phải được giải quyết co thắt nhanh.

Thận trọng khi dùng Ipratropium cho những người bệnh glôcôm góc hẹp, phì đại tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang. Bị glôcôm, nếu phải dùng thuốc thì phải che mắt để tránh thuốc có thể bắn vào mắt. Nên dùng dạng bơm khí dung. Người bệnh tiết nhiều đờm dãi cần được điều trị thích hợp trước và trong khi dùng thuốc. Khi người bệnh cảm thấy liều dùng thông thường trở nên kém tác dụng cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản hàng ngày, thì đó là dấu hiệu bệnh nặng hơn. Lúc này người bệnh nên đến thầy thuốc để khám, không nên tự tăng liều lên mãi.

Thời kỳ mang thai: Mặc dù trên thực nghiệm không thấy thuốc có tác dụng gây quái thai nhưng vẫn không nên dùng thuốc cho người bệnh trong những tháng đầu mang thai.

Thời kỳ cho con bú: Tránh dùng thuốc cho người cho con bú.

Quá liều

Lạm dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Trường hợp này chỉ cần điều trị triệu chứng và giảm liều.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác